Không may bị mất chân khi truy bắt nhóm khai thác cát lậu. Đại úy Trần Hoàng Ngôi mong sớm được gắn chân giả để tiếp tục nhiệm vụ.
“Cách nay hơn tuần, tôi được một bệnh viện (BV) ở TP Cần Thơ chuyển lên BV Phục hồi chức năng và Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN&ĐTBNN) TP.HCM để điều trị hai chân đứt ĺa khi đang truy bắt những người khai thác cát trái phép trên sông Hậu”.
Tại khoa Phục hồi chức năng của BV PHCN&ĐTBNN TP.HCM, đại úy Ngôi được các kỹ thuật viên cho mang tạ đeo tay và hướng dẫn quăng quả bóng to để tập căng cơ tay. Tiếp theo, anh Ngôi được tập di chuyển lên xuống cầu thang bằng hai tay sao cho vừa giữ được thăng bằng vừa không mỏi.
“Do mất cả hai chân nên sau này mọi sinh hoạt phải dựa vào hai tay. V́ vậy, tôi cố gắng tập căng cơ tay mỗi ngày để tay chắc, khỏe để có thể tự làm một số việc, hạn chế sự giúp sức từ người khác” - đại úy Ngôi vừa nói vừa lau mồ hôi trên trán.
Chưa hết, anh Ngôi c̣n được tập di chuyển từ giường qua xe lăn, từ xe lăn xuống sàn nhà và ngược lại. Không chỉ vậy, anh c̣n được các kỹ thuật viên hướng dẫn di chuyển xe lăn vào nhà vệ sinh để tự tắm rửa, được hướng dẫn di chuyển từ xe lăn qua bồn cầu và ngược lại để có thể tự giải quyết những nhu cầu cá nhân.
“Sau này, muốn mang được chân giả buộc cơ đùi phải săn chắc. Do vậy, mỗi ngày tôi phải mang tạ đeo chân trong nhiều giờ để căng cơ đùi” - anh Ngôi cho biết.
Do ảnh hưởng di chứng cắt cụt chân, tháo khớp nên vùng bị cắt thường gây đau đớn. Những lúc như vậy, kỹ thuật viên sử dụng điện xung để giảm đau cho anh Ngôi.
“Tập căng cơ tay, căng cơ đùi rất mệt. Tuy nhiên, tôi nỗ lực hết mức để mau phục hồi chức năng vùng đùi bị đứt, sớm đi được trên chân giả để về đơn vị tiếp tục nhiệm vụ” - nói xong, anh Ngôi bặm môi ráng sức dùng hai tay nâng người để đi lên từng bậc thang.
BS Đinh Quang Thanh, phụ trách khoa Phục hồi chức năng BV PHCN&ĐTBNN TP.HCM, cho biết người mất một chân trên gối gặp nhiều khó khăn khi vận động và di chuyển. Mất cả hai chân trên gối như anh Ngôi, khó khăn càng tăng gấp đôi.
“Do vậy, muốn mau được vận động và di chuyển trên đôi chân giả, muốn tự chăm sóc bản thân th́ anh Ngôi phải đủ nghị lực để vượt qua những bài tập phục hồi chức năng vất vả, tốn nhiều thời gian và công sức” - BS Thanh cho biết thêm.
Ngoài thực hiện các bài tập phục hồi chức năng kể trên, anh Ngôi c̣n được BV chăm sóc mỏm cụt thật tốt. Nếu không, mỏm cụt sẽ bị phù nề, biến dạng, không săn chắc, không đưa vô socket (phần để bọc mỏm cụt dùng cho chân giả) được. Khi được gắn chân giả, anh Ngôi c̣n phải tập sử dụng, tập di chuyển trong nhà. Thời gian lâu hay mau cũng tùy thuộc vào sự nỗ lực của anh.