Mỹ muốn thúc đẩy giải pháp hai nhà nước nhằm chấm dứt xung đột ở Gaza, song Israel nhiều lần khước từ mong muốn của đồng minh thân cận nhất.
Xung đột Israel - Hamas chưa có dấu hiệu kết thúc sau hơn 3 tháng giao tranh và khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng. Trước áp lực trong nước và cộng đồng quốc tế, chính quyền Tổng thống Joe Biden muốn t́m kiếm một giải pháp để chấm dứt xung đột và b́nh ổn t́nh h́nh khu vực.
Trong suy nghĩ của chính quyền ông Biden, một kế hoạch chi tiết để quản lư Gaza thời hậu chiến sẽ đặt nền móng cho những thay đổi lâu dài và sâu rộng ở khu vực. Kế hoạch sẽ bao gồm thiết lập nhà nước Palestine, đảm bảo an ninh cho Israel và b́nh thường hóa quan hệ Israel - Arab Saudi.
Nhà Trắng tin rằng những bước đi đó sẽ hạn chế khả năng gây bất ổn của Iran, "ḱnh địch" của Israel ở Trung Đông. Các cố vấn của ông Biden cho rằng đây là kế hoạch hoàn toàn khả thi, dù đ̣i hỏi những quyết định khó khăn của các nước trong khu vực.
"Thật khó tưởng tượng nhưng đây thực sự là con đường duy nhất mang lại ḥa b́nh và an ninh cho tất cả", Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng, nói.
Một trong những vấn đề đầu tiên Mỹ phải giải quyết là thay đổi lập trường của Israel về xung đột. Họ cần đồng minh thân cận này có những bước đi tích cực hơn, giảm hoạt động quân sự và cho phép chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza. Washington cũng cần thuyết phục Tel Aviv tham gia đàm phán một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời với Hamas, nhằm tạo điều kiện giải thoát số con tin c̣n lại.
Nhiệm vụ khó khăn hơn cả là đàm phán để mở đường thành lập nhà nước Palestine tồn tại song song với nhà nước Israel. Đây là giải pháp hai nhà nước đă được cộng đồng quốc tế đồng thuận từ lâu và được Mỹ coi là con đường tốt nhất để chấm dứt xung đột.
Tuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đă liên tiếp dội những "gáo nước lạnh" vào ư tưởng do chính đồng minh Mỹ đề ra.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Tel Aviv ngày 18/10. Ảnh: Reuters
Trong cuộc họp báo ở Tel Aviv ngày 18/1, khi được hỏi về thông tin ông phản đối ư tưởng thành lập nhà nước Palestine, Thủ tướng Netanyahu cho hay "trong bất kỳ thỏa thuận nào, Israel cần kiểm soát an ninh toàn bộ lănh thổ phía tây Jordan. Điều này mâu thuẫn với ư tưởng về chủ quyền của người Palestine. Bạn có thể làm ǵ?".
Ông Netanyahu sau đó đưa ra quan điểm quyết liệt hơn. "Tôi sẽ không thỏa hiệp trong việc kiểm soát an ninh toàn diện của Israel đối với tất cả vùng lănh thổ phía tây sông Jordan", ông nhấn mạnh. "Việc thành lập một nhà nước Palestine có thể gây ra mối nguy hiểm hiện hữu cho Israel".
Khu vực phía tây Jordan bao gồm các vùng lănh thổ Palestine ở Bờ Tây và Gaza. Lănh đạo Israel sau đó thêm rằng "xung đột hiện tại không phải do thiếu một nhà nước Palestine, mà là về sự tồn tại của nhà nước Israel".
Đây không phải lần đầu tiên Thủ tướng Netanyahu bày tỏ phản đối về ư tưởng thành lập nhà nước Palestine. Ông hồi tháng 12 năm ngoái khẳng định Israel không chấp nhận để Chính quyền Palestine tiếp quản Gaza, trong phản ứng quyết liệt nhất đối với kế hoạch của Mỹ về tương lai Gaza hậu xung đột.
"Sau những mất mát quá lớn về binh sĩ và người dân, tôi sẽ không cho phép những người huấn luyện, ủng hộ hay tài trợ cho Hamas tiến vào Dải Gaza", ông Netanyahu nói, đề cập tới Chính quyền Palestine, hiện kiểm soát khu vực Bờ Tây.
Ngay cả khi vẫn duy tŕ sự ủng hộ kiên định với Tel Aviv, đằng sau hậu trường, Tổng thống Mỹ và các quan chức hàng đầu ngày càng thất vọng khi Thủ tướng Netanyahu khăng khăng bác bỏ giải pháp hai nhà nước.
Tại một cuộc vận động chính trị hồi tháng 12/2023 ở Mỹ, ông Biden lần đầu tiên cảnh báo Israel về nguy cơ đánh mất sự ủng hộ trên toàn cầu. "An ninh của Israel có thể phụ thuộc vào Mỹ, song họ không chỉ có ủng hộ từ Mỹ. Họ được Liên minh châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới hậu thuẫn. Tuy nhiên, họ đang bắt đầu mất đi sự ủng hộ đó v́ các vụ đánh bom bừa băi", ông nói.
Quan chức Mỹ ngày 18/1 cho biết họ sẽ không cho phép quan điểm hiện tại của ông Netanyahu ngăn cản nỗ lực thúc đẩy kế hoạch với những người đồng cấp Israel.
Một quan chức cấp cao Nhà Trắng lưu ư những b́nh luận mới của Thủ tướng Netanyahu không chắc là quan điểm cuối cùng của ông, thêm rằng lập trường của người đứng đầu nội các thời chiến Israel đă bớt cứng rắn hơn ban đầu rất nhiều.
"Nếu chúng tôi xem đó là quan điểm cuối cùng, sẽ không có chuyện hàng viện trợ được đưa vào Gaza hay con tin được thả. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để hướng tới kết quả phù hợp", một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên nói.
Rạn nứt công khai giữa ông Netanyahu và ông Biden xuất hiện vào tháng 12 năm ngoái, khi thương vong ở Gaza gia tăng và hai bên ngày càng bất đồng trong quan điểm về tương lai của người Palestine hậu xung đột. Mỹ báo hiệu rằng họ muốn Israel giảm cường độ chiến dịch, tập trung vào các thủ lĩnh và thành viên Hamas, thay v́ tiến hành những cuộc tấn công ồ ạt khiến dân thường thiệt mạng.
"Tôi muốn họ ưu tiên cứu mạng dân thường. Không phải là ngừng chiến dịch chống Hamas, nhưng hăy tiến hành cẩn trọng hơn", ông Biden nói tháng trước.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với ông Netanyahu trong cuộc họp gần đây rằng "mọi đối tác mà tôi gặp đều nói họ sẵn sàng ủng hộ một giải pháp lâu dài để chấm dứt t́nh trạng bạo lực và đảm bảo an ninh của Israel". Ông nói thêm họ sẵn sàng giúp đỡ tái thiết và thiết lập cơ chế quản lư Dải Gaza hậu xung đột.
"Tuy nhiên, họ nhấn mạnh điều này chỉ có thể đạt được thông qua cách tiếp cận khu vực, gồm giải pháp hướng tới thiết lập nhà nước Palestine", ông Blinken nói.
Ông khẳng định nếu Tel Aviv muốn các nước láng giềng Arab tham gia đảm bảo an ninh lâu dài cho Dải Gaza, lănh đạo Israel sẽ phải "tự đưa ra những quyết định khó khăn".
Cả ông Biden và ông Netanyahu đều phải đối mặt với áp lực chính trị trong nước ngày càng tăng khi chiến dịch ở Gaza kéo dài. Tổng thống Mỹ liên tục đau đầu v́ những cuộc biểu t́nh ủng hộ Palestine, yêu cầu ông kêu gọi ngừng bắn và gây áp lực với Israel để chấm dứt chiến dịch.
Trong khi đó, Thủ tướng Israel phải đối mặt với áp lực nặng nề về giải cứu hơn 100 con tin trong tay Hamas. Chính phủ của ông cũng chịu nhiều chỉ trích về những sai sót an ninh khiến vụ tấn công của Hamas xảy ra.
Mức độ tín nhiệm của người dân Israel với ông Netanyahu đă suy giảm kể từ sau vụ tấn công và việc con tin không được thả càng tăng thêm sức ép với ông. Trước những lời kêu gọi từ chức, ông Netanyahu cho biết những chính trị gia Israel yêu cầu ông rời bỏ vai tṛ thủ tướng về cơ bản đều muốn thành lập nhà nước Palestine.
"Những người thảo luận về tương lai hậu Netanyahu thực chất là nói về thành lập nhà nước Palestine", ông nói, thêm rằng một thủ tướng Israel cần "phải có khả năng nói không với những người bạn của chúng tôi".
Khi được hỏi về b́nh luận của ông Netanyahu, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby ngày 18/1 nói rằng mong muốn của Tổng thống Biden về một nhà nước Palestine "sẽ không thay đổi".
"Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực để đạt mục tiêu này", ông khẳng định.
vietBF @ sưu tập