Sữa là loại đồ uống bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng nên dùng nó.
Sữa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, sữa cung cấp nhiều canxi, tốt cho xương và răng.
Sữa có thể uống vào buổi sáng để nạp thêm năng lượng, giúp khởi động một ngày mới đầy sức sống. Ngoài ra, uống sữa vào buổi tối cũng là một lựa chọn tốt, giúp hỗ trợ ngủ ngon hơn.
Mặc dù sữa mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng trên thực tế không phải ai cũng thích hợp để sử dụng loại đồ uống này.
Dưới đây là một số nhóm người không nên uống sữa.
- Người không dung nạp lactose
Một nghiên cứu năm 2015 ước tính rằng có khoảng 75% dân số thế giới gặp tình trạng không dung nạp đường sữa (lactose) ở một mức độ nào đó. Hàm lượng lactose trong sữa bò tương đối cao. Vì vậy, những người không dung nạp lactose sử dụng sữa sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa. Trong trường hợp này, người uống sữa có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đau nửa đầu, phát ban, nổi mụn trứng cá, tắc nghẽn xoang...
- Người bị dị ứng với sữa
Có rất nhiều người gặp vấn đề dị ứng với sữa. Các phản ứng dị ứng thường gặp là phát ban, ngứa, tiêu chảy... Ngoài ra, cũng có trường hợp dị ứng sữa nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Thể trạng mỗi người là khác nhau, vì vậy nếu gặp tình trạng dị ứng sữa thì bạn không cần thiết phải ép bản thân phải sử dụng sữa. Có rất nhiều các thực phẩm khác có thể sử dụng thay thế sữa động vật mà vẫn mang lại nguồn dinh dưỡng phong phú.
- Người bị trào ngược thực quản
Chất béo trong sữa có thể làm ảnh hưởng đến sự co bóp của cơ vòng thực quản và dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản sau khi uống sữa. Do đó, những người đang gặp tình trạng trào ngược thực quản, trào ngược dạ dày có thể hạn chế uống sữa để giảm các triệu chứng khó chịu.
- Người bị loét dạ dày
Uống sữa khi đói có thể làm niêm mạc dạ dày tiết ra một lượng lớn axit dịch vị, gây kích ứng và tổn thương các vết loét có sẵn. Do đó, người bị loét dạ dày không nên uống sữa khi đói để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
nguoi-khong-nen-uong-sua-02
- Người thiếu máu do thiếu sắt
Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng không phù hợp với những người đang bị thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là sữa chứa nhiều canxi, chất này khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với các ion sắt, làm khả năng kháng sắt của cơ thể tăng lên và làm triệu chứng thiếu máu trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người bị viêm túi mật
Người bị viêm túi mất không nên uống sữa trong thời gian điều trị bệnh. Khi uống sữa, cơ thể cần tiết ra nhiều dịch mật để tiêu hóa. Tuy nhiên, túi mật đang bị viêm nên khả năng sản xuất dịch mật bị ảnh hưởng. Tiêu thụ sữa có thể làm tăng gánh nặng cho túi mật, làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi.
- Người bị sỏi thận
Sữa chứa nhiều canxi. Việc bổ sung canxi vốn tốt cho xương và răng. Tuy nhiên, với người bị sỏi thận, việc tiêu thụ các thực phẩm có hàm lượng canxi cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi, khiến bệnh tở nên nghiêm trọng hơn.