Phi thuyền đổ bộ Mặt trăng SLIM của Nhật Bản đã bất ngờ "sống lại" lại sau khi ngừng hoạt động một tuần qua do trục trặc về nguồn điện Mặt trời.
Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết họ đã cho thiết lập lại liên lạc với SLIM vào hôm Chủ nhật, cho thấy trục trặc kỹ thuật này đã được khắc phục.
Cơ quan này cho biết pin Mặt trời của SLIM đang hoạt động trở lại sau khi Mặt Trăng đã thay đổi vị trí để cho phép đón được ánh sáng Mặt trời.
SLIM không thể tạo ra điện năng khi hạ cánh xuống vào ngày 20 tháng 1 do bị nằm lật nguôc khiến cho ăng ten pin mặt trời hướng ra xa Mặt trời.
Với rover
Smart Lander để thám hiểm Mặt Trăng, Nhật Bản nay đã trở thành quốc gia thứ 5 đạt được cú hạ cánh nhẹ nhàng lên Mặt trăng sau Hoa Kỳ, Liên Xô cũ, TQ và Ấn Độ.
SLIM hoạt động qua năng lượng pin Mặt trời chỉ trong vài giờ trước khi JAXA quyết định cho tắt điện hầu có thể phục hồi sạc điện lại khi góc ánh sáng Mặt trời sẽ thay đổi.
Trong một bài đăng trên X, trước đây là Twitter, JAXA đã chia sẻ một bức ảnh do SLIM chụp về một tảng đá nằm gần nơi hạ cánh xuống được đặt biệt danh là
"chó xù đồ chơi" ("toy poodle").
JAXA cho biết Smart Lander sẽ cho phân tích thành phần của đá này để tìm kiếm manh mối về nguồn gốc của Mặt trăng.
Bức ảnh đầu tiên được SLIM gửi về Trái Đất. (Ảnh: JAXA)
SLIM đã hạ cánh ở rìa của một miệng núi lửa xích đạo được gọi là
Shioli, cách vị trí hạ cánh mục tiêu của nó trong vòng 55 m (180 ft). JAXA mô tả đây là một
"cuộc hạ cánh chính xác chưa từng có".
Cơ quan này cho biết k4 thuật hạ cánh này có thể cho phép khám phá các cực của Mặt trăng trong tương lai được coi là nguồn cung cấp nhiên liệu, nước và dưởng khí tiềm năng.
Sứ mạng của SLIM được đưa ra sau khi những nỗ lực trước đó của Nhật Bản gặp thất bại, trong đó có nỗ lực của công ty khởi nghiệp
iSpace, công ty đã chứng kiến phi thuyền dáp xuống Mặt trăng gặp trục trặc khi máy tính trên phi thuyền này nhầm lẫn về độ cao của nó so với Mặt trăng.
JAXA chưa cho biết liệu khi nào SLIM sẽ bắt động hoạt động trên Mặt Trăng. Trước đây người ta cho biết nó không được thiết kế để sống sót qua đêm trăng. Một đêm trăng, tức là khi bề mặt Mặt trăng không tiếp xúc với Mặt trời, sẽ kéo dài khoảng 14 ngày.
Theo thống kê, việc hạ cánh trên Mặt Trăng đã được chứng minh là rất khó khăn. Chỉ có khoảng một nửa số nỗ lực đó đã thành công.
Trước Nhật Bản, Ấn Độ là quốc gia gần đây nhất gia nhập câu lạc bộ ưu tú gồm các quốc gia đã đạt được điều này. Xe tự hành Chandrayaan-3 của nó đã chạm xuống gần cực Nam Mặt Trăng vào tháng 8 năm 2023, một khu vực trên bề mặt Mặt Trăng mà trước đây chưa có thiết bị của con người nào chạm đến.
Đầu tháng này, một phi thuyền của Hoa Kỳ do một công ty điều hành tư nhân phóng đã kết thúc sứ mạng thám hiểm Mặt Trăng khi rơi xuống trong biển lửa trên Thái Bình Dương. Vào tháng 8 năm ngoái, phi thuyền thám hiễm Mặt Trăng đầu tiên của Nga trong nhiều thập kỷ đã đâm xuống bề mặt Mặt trăng sau khi bị mất kiểm soát.
Trong khi đó NASA cũng cho cong bố bức ảnh từ phi thuyền thám sát Mặt Trăng (LRO) chụp lại cho thấy SLIM đang ở bề mặt Mặt Trăng
Ảnh của NASA chụp SLIM từ trên không trung với khoảng cách 50 miles (80 km)
Phỏng dịch từ BBC
* Tham khảo ở đây:
-
https://www.bbc.com/news/world-asia-68125589