Nghị sĩ Aleksey Zhuravlev đề xuất Nga nên xem xét việc triển khai vũ khí hạt nhân gần Mỹ hơn và đưa chúng tới “các quốc gia thân thiện như Cuba, Venezuela và Nicaragua”.
Nghị sĩ Aleksey Zhuravlev đề xuất Nga nên đặt vũ khí hạt nhân tại “các quốc gia thân thiện” gần Mỹ để đáp lại kế hoạch của Washington nhằm chuyển vũ khí chiến thuật sang châu Âu.B́nh luận của ông Zhuravlev được đưa ra sau khi Telegraph ngày 27/1 đưa tin Mỹ đang t́m cách triển khai vũ khí hạt nhân ở Anh lần đầu tiên sau 15 năm, nhằm chống lại mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Nga.Trong một bài đăng trên Telegram, ông Zhuravlev, Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc pḥng Quốc hội Nga đồng thời là lănh đạo đảng Rodina, cho rằng Anh có vũ khí hạt nhân và Mỹ cũng đă triển khai một phần kho vũ khí hạt nhân của họ ở một số nước châu Âu gần Nga.
“Do đó, việc triển khai bổ sung [vũ khí hạt nhân tới Vương quốc Anh] không ảnh hưởng nhiều đến bối cảnh chính trị-quân sự”, ông Zhuravlev nhận định.
Chính trị gia này đề nghị Moscow nên xem xét việc triển khai vũ khí hạt nhân gần Mỹ hơn và đưa chúng tới “các quốc gia thân thiện như Cuba, Venezuela và Nicaragua”.
Dù vậy, ông Zhuravlev thừa nhận rằng các hệ thống vũ khí đă có bước nhảy vọt lớn trong những năm kể từ Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
“Tên lửa siêu thanh của Nga phóng từ lănh thổ của chúng ta sẽ tới Mỹ nhanh hơn so với tên lửa cận âm phóng từ khu vực gần Mỹ”, nghị sĩ Nga cho biết.
Ông cũng chỉ ra rằng Nga có lực lượng không quân chiến lược cũng như lực lượng tàu ngầm khổng lồ ở những địa điểm chưa xác định trên khắp các đại dương trên thế giới.
“Chúng ta có nhiều cách để đáp trả bất kỳ sự xâm lấn nào của Mỹ và NATO”, ông Zhuravlev nói.
Bộ Ngoại giao Nga trước đó đă cảnh báo, Moscow sẽ buộc phải thực hiện “các biện pháp đối phó tương xứng” trong trường hợp đầu đạn hạt nhân của Mỹ quay trở lại Anh. Nga cũng nhiều lần cáo buộc phương Tây gây căng thẳng ở châu Âu và cho rằng việc NATO tiếp tục mở rộng về phía Đông là một trong những nguyên nhân sâu xa của cuộc xung đột ở Ukraine.Trong khi đó, một số quan chức phương Tây - bao gồm Anh, Đức, Estonia và thậm chí cả Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO - đă làm dấy lên lo ngại về một cuộc tấn công được cho là của Nga vào châu Âu trong vài năm tới, đồng thời kêu gọi các chính phủ và công dân phương Tây chuẩn bị cho một cuộc xung đột lớn với Moscow.
Tuy nhiên, Nga phủ nhận mọi kế hoạch xâm chiếm các nước láng giềng châu Âu. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov gọi những tuyên bố đó là một “tṛ lừa bịp”. Tổng thống Vladimir Putin cũng nhấn mạnh, Nga “không có lợi ích... về mặt địa chính trị, kinh tế hay quân sự... trong việc tiến hành chiến tranh chống lại NATO” và Moscow muốn cải thiện quan hệ với khối quân sự do Mỹ lănh đạo.
|