Người đàn ông Trung Quốc phát hiện bao b́ xúc xích ḿnh mua "có vấn đề" nên nhanh chóng khởi kiện, đ̣i bồi thường gấp 10 số tiền bỏ ra để mua.
Đầu năm 2022, thời điểm cận Tết Nguyên đán, một vụ kiện ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) thu hút sự chú ư của dư luận. Cụ thể, một vị khách họ Trần đă đến cửa hàng xúc xích của cô Hồ tại quận Kiều Khẩu để đặt hàng 30 hộp xúc xích, tổng trọng lượng 180kg với giá 7.100 NDT (khoảng 24 triệu đồng).
Thế nhưng chỉ 2 ngày sau, ông Trần lại đến cửa hàng và nói rằng xúc xích đóng gói là sản phẩm vi phạm tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sản phẩm được quy định trong Luật chất lượng và an toàn sản phẩm của Trung Quốc khi thiếu một số thông tin như không có ngày sản xuất, nhà sản xuất hay không rơ nguồn gốc xuất xứ.
Người đàn ông này yêu cầu bồi thường 20.000 NDT (khoảng 68 triệu đồng) nhưng chủ cửa hàng từ chối, vậy nên ông Trần đă cầm điện thoại quay lại toàn bộ cuộc tranh căi, sau đó khiếu nại lên Sở Công thương Trung Quốc.
Đến tháng 6/2022, vị khách họ Trần đến Ṭa án quận Kiều Khẩu (Vũ Hán, Trung Quốc) để khởi kiện với lư do bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng, yêu cầu bồi thường thiệt hại gấp 10 số tiền bỏ ra để mua xúc xích là 73.400 NDT (khoảng 251 triệu đồng).
Cửa hàng xúc xích của cô Hồ đă bán nhiều năm, vô cùng đông khách đặc biệt là dịp cận Tết. Đây là lần đầu tiên cô Hồ gặp phải khiếu nại này và cho rằng đây là một hành vi “tống tiền”. Nhiều cư dân mạng cũng biết đến danh tiếng từ cửa hàng này và nhận định vị khách họ Trần đang "ăn vạ" với lư do không thuyết phục.
“Chúng tôi đóng gói đơn giản theo yêu cầu của khách. Nếu cảm thấy sản phẩm có vấn đề, khách có thể trả và nhận lại tiền nhưng chúng tôi sẽ không bồi thường v́ không làm sai”, cô Hồ cho biết.
Trước ṭa, vị khách họ Trần cho biết anh phát hiện trên bao b́ sản phẩm nhà chị Hồ không có ngày sản xuất, mă số sản xuất sản phẩm, số giấy phép sản xuất, nhăn hiệu có tên cửa hàng cũng chưa được đăng kư. Người đàn ông này cho rằng nếu thị trường tràn lan những sản phẩm như vậy sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Thẩm phán Lư Tiểu Đan của Ṭa án quận Kiều Khẩu, Trung Quốc cho biết trọng tâm vụ án nằm ở việc xác định sản phẩm nhà cô Hồ có vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm hay không, nếu đúng như đơn tố cáo th́ mức phạt lên tới 10 lần giá trị sản phẩm.
Trên thực tế sau khi xem xét, thẩm phán Lư nhận định sản phẩm ông Trần mua là xúc xích thủ công được bày bán trực tiếp, không thể áp dụng quy định ghi nhăn với thực phẩm đóng gói. Các thông tin vị khách này yêu cầu cũng không bắt buộc với các thực phẩm thế biến thủ công như xúc xích nhà cô Hồ.
Cửa hàng kinh doanh của cô Hồ có giấy phép kinh doanh hợp pháp, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ kinh doanh theo pháp luật. Thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng đă được chủ cửa hàng phổ biến cho khách và không có bằng chứng chứng minh xúc xích có vấn đề về an toàn thực phẩm hoặc nhăn mác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
“Xét theo t́nh h́nh thực tế của vụ án này, v́ ông Trần không chịu bất kỳ h́nh thức thiệt hại nào nên rất khó để đáp ứng yêu cầu bồi thường của ông”, luật sư Đậu Đông Thần của Công ty luật Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận định.
Cuối cùng, Ṭa án Trung Quốc bác đơn kiện của ông Trần, tuyên bố dù với tư cách người tiêu dùng cũng không thể lạm dụng các quy định về bồi thường khi chưa có thiệt hại. Phán quyết này khiến vị khách họ Trần không thể phản biện bất cứ lư do nào. Thẩm phán Lư Tiểu Đan cũng nhắc nhở những hộ kinh doanh nhỏ lẻ như cửa hàng cô Hồ tuy không bắt buộc nhưng cũng nên thực hiện đóng gói có đầy đủ thông tin cần thiết để tránh những hiểu lầm và tranh chấp về sau.
Vụ kiện gây chú ư với dư luận Trung Quốc v́ có ảnh hưởng đến vô số cửa hàng kinh doanh nhỏ như cửa hàng của cô Hồ. Sau vụ kiện, nhiều cửa hàng đă đầu tư hơn vào bao b́, nhăn mác để khách hàng yên tâm hơn, đồng thời cũng là để bảo vệ việc kinh doanh khỏi những tranh chấp tương tự.
VietBF@ Sưu tập