Cũng là những gia vị như muối, đường, hạt nêm, mì chính... nhưng với mỗi cách nêm nếm khác nhau lại cho ra một hương vị món ăn khác nhau và quan trọng là ở chỗ, nêm nếm thế nào để giữ được hương vị của món ăn mà không làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có.
Nêm gia vị theo nguyên tắc:
Mặn - Ngọt - Thơm - Cay để cho gia vị có vị mặn, ngọt thấm vào đồ ăn ngon hơn. Loại nào lâu thấm thì nêm trước
Các vị thơm, cay như tỏi băm, hành tím, tiêu, rượu, mè, ớt... vào sau để giữ được mùi thơm cũng như hương vị đặc trưng mong muốn.
Chua - Ngọt - Mặn - Thơm - Cay. Đối với các món nấu ăn có vị chua bạn nêm theo trình tự này.
Nêm từng loại gia vị
Muối
Đối với món canh, luộc, xào: Nên cho muối ở giai đoạn nước bắt đầu sôi, thực phẩm chuẩn bị chín.
Đối với món kho nướng: Để thức ăn được thấm và ngon thì nêm muối vào giai đoạn ướp gia vị.
Nếu không may nấu canh bị mặn thì ta cho thêm khoai tây để làm giảm độ mặn.
Mì chính
Đối với món canh, luộc, xào: Nêm khi đồ ăn đã chín hoặc vừa tắt bếp. Cũng không nêm khi đồ ăn đã nguội vì mì chính hòa tan kém ở nhiệt độ thấp.
Đối với món kho nướng, gỏi: Không nên cho.
Đường
Đối với món canh: Nêm khi đồ ăn đã chín hoặc tắt bếp.
Đối với món kho: Để thức ăn được thấm và ngon thì nêm đường vào giai đoạn ướp gia vị.
Đối với món nướng: Không nên cho đường vào vì dễ gây cháy khét. Nên cho đường vào phần làm nước sốt.
Đối với nước dùng nên dùng đường phèn để nước dùng ngọt thanh.
Hạt nêm
Đối với món canh, luộc, xào: Nên cho hạt nêm ở giai đoạn nước bắt đầu sôi, thực phẩm chuẩn bị chín.
Đối với món kho nướng: Để thức ăn được thấm và ngon thì nêm hạt nêm vào giai đoạn ướp gia vị.
Nước mắm
Đối với món canh, luộc, xào: Nêm khi đồ ăn đã chín hoặc tắt bếp.
Đối với món kho: Để thức ăn được thấm và ngon thì nêm nước mắm vào giai đoạn ướp gia vị.
|