Sơn Tùng M-TP đang bị TikToker quấy rối? Chuyên gia công nghệ và luật sư nhận định việc Sơn Tùng M-TP bị ghép mặt vào clip ôm hôn của TikToker là hành vi vi phạm.
Trend ghép mặt người nổi tiếng đă rất phổ biến trên TikTok suốt thời gian qua và được hàng ngh́n người dùng sử dụng. Chỉ cần t́m kiếm: “Trend ghép mặt người nổi tiếng”, TikTok sẽ hiện ra hàng loạt kết quả khác nhau và không chỉ nghệ sĩ Việt mà cả các ngôi sao nổi tiếng quốc tế cũng được lựa chọn. Sơn Tùng hiện là một trong những người nổi tiếng Việt Nam được (hoặc bị) sử dụng h́nh ảnh nhiều nhất để ghép mặt trên nền tảng này.
Clip deepfake Sơn Tùng gây sốc
Tuy nhiên, trào lưu này có nhiều biến tướng. Một TikToker có tên tài khoản là longch****** quay video ghi lại cảnh thân mật của anh với một người đàn ông khác.
Đáng nói, gương mặt của người đàn ông kể trên đă bị thay bằng gương mặt của Sơn Tùng bởi công nghệ AI. Trong clip, TikToker này nói: “Là một người phụ nữ, em chấp nhận đánh đổi rất nhiều thứ để nhận lời làm người yêu của anh. Dù ǵ anh cũng là ca sĩ top 1 Việt Nam và có rất nhiều SKY (tên fan của Sơn Tùng) yêu thương anh nên em không tiện ra mặt”. Không chỉ ôm ấp, TikToker longch****** và người đàn ông được ghép mặt Sơn Tùng thậm chí hôn môi.
Đoạn clip trên hiện nhận tới hơn 740.000 lượt xem. Ở phần b́nh luận, nhiều khán giả bất ngờ khi 2 người trong clip thân mật đến mức hôn nhau.
Sơn Tùng bị ghép mặt trong clip của longch****** (ảnh trái). Ảnh: FBNV.
Ngoài tài khoản kể trên, một số TikToker khác cũng làm nội dung tương tự để biến Sơn Tùng hoặc những người nổi tiếng khác trở thành bạn trai, bạn gái trong clip của họ. Tuy nhiên, hành động trong các clip không đến mức ôm hôn như longch****** đă làm.
Đến đây, khán giả đặt câu hỏi liệu Sơn Tùng có đang bị quấy rối một cách công khai. Trả lời câu hỏi trên với Tri thức - Znews, chuyên gia Đinh Thái Sơn, người sáng lập công ty Seloman khẳng định hành động trên là quấy rối.
“Đây tất nhiên là hành vi quấy rối và ảnh hưởng tới người bị ghép. Dùng mặt người khác để làm một việc có mục đích xấu th́ không thể gọi là vui đùa được. Về ứng xử xă hội, chẳng ai muốn mặt ḿnh bị lợi dụng cho những thứ không hay”, ông Đinh Thái Sơn nhấn mạnh.
Trong khi đó, từ góc độ phát luật, luật sư Nguyễn Đăng Thái chia sẻ với Tri thức - Znews: “Hành vi quấy rối người khác qua mạng xă hội có thể được xác định là các hành vi như: Hành vi xúc phạm, làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm của người khác thông qua tin nhắn, những bài post hay là những h́nh h́nh ảnh nhạy cảm… Hiện nay, chưa có định nghĩa pháp lư thế nào là hành vi quấy rối nên rất khó để xác định trường hợp này là hành vi quấy rối”.
Ông nói thêm: “Tuy nhiên, việc tự ư sử dụng h́nh ảnh người khác trái phép để câu view là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy từng mức độ mà hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm dân sự, nặng hơn có thể là bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự”.
Deepfake hoành hành showbiz
T́nh trạng người nổi tiếng bị ghép ảnh hoặc video deepfake bằng AI đang là vấn nạn ở hầu hết ngành giải trí.
Tại Việt Nam, đây không phải lần đầu tiên Sơn Tùng bị sử dụng h́nh ảnh vào các video hay h́nh ảnh nhạy cảm. Từ đầu năm 2023, ngoài giọng ca Em của ngày hôm qua, hàng loạt nghệ sĩ khác Quân A.P, Liên Bỉnh Phát, Mono, Ngô Kiến Huy, HIEUTHUHAI… đă trở thành nạn nhân. Nhiều tài khoản thậm chí chuyên deepfake nghệ sĩ, người nổi tiếng để nhận tiền.
“Nhận fake ảnh nghệ sĩ, TikToker, crush của bạn theo yêu cầu. Đảm bảo tuyệt mật (inbox phí). Tất cả chỉ mang tính chất giải trí, không có ư xúc phạm”, là thông báo từ một trong những tài khoản chuyên deepfake.
Ninh Dương Lan Ngọc hay Phương Mỹ Chi cũng đau đầu v́ vấn nạn deepfake. Khi video nóng có cô gái với gương mặt giống Lan Ngọc và Phương Mỹ Chi bỗng tràn lan trên mạng xă hội, quản lư hai nghệ sĩ lập tức lên tiếng.
“Chúng tôi cảm thấy rất tức giận, bị sốc khi nghệ sĩ của chúng tôi trở thành một nạn nhân của deepfake và những vụ bôi nhọ qua mạng. Chúng tôi hy vọng không có nghệ sĩ nữ nào gặp những rắc rối v́ tin đồn bôi nhọ”, quản lư Lan Ngọc nhấn mạnh.
Trở lại trường hợp longch******, tính chất video chưa quá nghiêm trọng so với những vụ việc deepfake kể trên. Mục đích của video này cũng có thể chỉ để câu view, tăng tương tác… Tuy nhiên, xét từ góc độ của Sơn Tùng hay bất cứ ai khác, việc bị ghép mặt vào một clip ôm hôn của người ḿnh không hề có t́nh cảm, thậm chí không hề quen biết vẫn là điều khó chấp nhận, như ông Đinh Thái Sơn đă nhận định.
Đáng nói, nhiều khán giả biết đó chỉ là kết quả của công nghệ AI mà vẫn cổ xúy, hưởng ứng thay v́ lên án mà không nghĩ tới tâm trạng, cảm xúc của người bị ghép mặt.
Theo Deccan Herald, khi là nạn nhân của deepfake, nữ diễn viên Rashmika Mandanna cho biết cô cảm thấy đáng sợ khi phải đối mặt với vấn nạn này.
“Thành thật mà nói, những điều thế này cực kỳ đáng sợ không chỉ đối với tôi mà với mỗi người trong chúng ta, những người ngày nay rất dễ bị tổn thương do sự lạm dụng từ công nghệ. Hôm nay, tôi biết ơn gia đ́nh, bạn bè và những người luôn thông cảm, bảo vệ, hỗ trợ tôi. Nhưng nếu điều này xảy ra khi tôi c̣n học trung học hoặc đại học, tôi thực sự không thể tưởng tượng được ḿnh có thể giải quyết nó như thế nào. Chúng ta cần giải quyết vấn đề này với tư cách một cộng đồng và một cách khẩn cấp trước khi nhiều người trong chúng ta bị ảnh hưởng bởi hành vi trộm cắp danh tính như vậy”, Rashmika Mandanna chia sẻ.
Trong khi đó, theo The Washington Post, ngôi sao YouTube MrBeast, tên thật là Jimmy Donaldson khi bị giả danh bởi deepfake đă đặt câu hỏi về trách nhiệm của các nền tảng. “Các nền tảng truyền thông xă hội đă sẵn sàng để xử lư sự gia tăng của AI deepfake chưa?. Đây là một vấn đề nghiêm trọng", anh nói.
VietBF@ sưu tập