Trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang đến gần, người Trung Quốc đă tranh luận sôi nổi về vấn đề có nên dỡ bỏ lệnh cấm đốt pháo hay không, theo tờ Thời báo Hoàn Cầu.Vương An Thạch, nhà thơ, nhà kinh tế, chính trị nổi tiếng của Trung Quốc thời Bắc Tống (960-1127), từng miêu tả trong thơ: "Năm cũ đi qua cùng tiếng pháo, năm mới về trong rượu nồng và gió xuân”. Đốt pháo nổ có nguồn gốc từ xa xưa trong lịch sử Trung Quốc. Người Trung Quốc có niềm tin truyền thống rằng tiếng pháo sẽ giúp xua đuổi tà ma và mang lại may mắn, theo Hoàn Cầu.
Tập tục đốt pháo ở Trung Quốc có nguồn gốc từ thời nhà Tần (221 TCN - 206 TCN). Người Trung Hoa cổ đại tạo ra tiếng nổ bằng gỗ hoặc tre đốt để thờ cúng thần linh hoặc xua đuổi tà ma. Việc đốt pháo mừng Tết Nguyên đán đă trở nên phổ biến vào thời nhà Đường (618-907).
“Đối với người Trung Quốc, Tết Nguyên đán là một ngày lễ đặc biệt quan trọng. Mừng Tết Nguyên đán bằng tiếng pháo là hoạt động truyền thống có nguồn gốc từ cách đây 1.000 năm",
Chen Huawen, giáo sư và chuyên gia văn hóa dân gian tại Đại học Sư phạm Chiết Giang, nói.
Tuy nhiên, do vấn đề về an toàn và môi trường, nhiều thành phố ở Trung Quốc đă áp đặt lệnh cấm đốt pháo trong những năm qua. Một bộ phận người dân Trung Quốc tỏ ra tiếc nuối khi không khí Tết Nguyên đán kém sôi nổi hơn trước v́ thiếu vắng tiếng pháo, theo tờ Hoàn Cầu.
Việc đốt pháo mang ư nghĩa tinh thần có nguồn gốc từ lịch sử ở Trung Quốc. Nhiều người dân Trung Quốc đă nghĩ ra những giải pháp thay thế, một số chọn mua pháo “giả” chạy bằng pin.
Gần đây, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trung Quốc đă ra thông báo cho biết, lệnh cấm hoàn toàn pháo nổ là không có cơ sở pháp lư. Ủy ban yêu cầu chính quyền địa phương sửa đổi quy định cho phù hợp với t́nh h́nh thực tế.Ủy ban ra quyết định sau khi một số người dân và doanh nghiệp ở Trung Quốc đă gửi đề xuất xem xét lại quy định cấm hoàn toàn đốt pháo. Sau khi xem xét, Ủy ban cho biết, trong số tất cả các quy định về pḥng chống ô nhiễm không khí và các quy định về quản lư an toàn pháo hoa và pháo nổ, cũng như các quy định hành chính về mua bán và sử dụng pháo hoa, pháo nổ đều không có điều khoản cấm một cách triệt để.
Quyết định này đă tạo nên chủ đề thảo luận sôi nổi vào đầu tháng 1 trên mạng xă hội Trung Quốc. Chủ đề "Đă đến lúc chấm dứt kỷ nguyên cấm pháo” đạt 490 triệu lượt xem trên mạng xă hội Weibo của Trung Quốc, theo tờ Hoàn Cầu.
Wang Chengdong, giáo sư luật tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, nói: “Động thái này đă gửi đi những tín hiệu. Đó là phản ứng của nhà chức trách trước sự hoài niệm của người dân về bầu không khí năm mới với pháo nổ".Nó cũng sẽ mang lại lợi ích cho việc bảo tồn các truyền thống văn hóa và phong tục dân gian bằng cách vận dụng quy định của pháp luật, ông Wang nói trên tờ Hoàn Cầu.
Kể từ đầu năm 2023, nhiều chính quyền địa phương ở Trung Quốc đă điều chỉnh lệnh cấm đốt pháo, chuyển từ "nghiêm cấm" sang "hạn chế", cho phép người dân đốt pháo nổ ở một số khu vực và thời điểm nhất định. Các hoạt động này mang tính thăm ḍ và vẫn đang được nghiên cứu.
Theo tờ Hoàn Cầu, lănh thổ rộng lớn của Trung Quốc và hoàn cảnh khác nhau của các tỉnh thành khiến việc áp dụng một cách tiếp cận chung cho tất cả các quy định về văn hóa là điều gần như không thể. Các quy định hiện hành về quản lư an toàn pháo hoa và pháo nổ trao cho chính quyền địa phương quyền tự quyết, khuyến khích chính quyền địa phương sắp xếp và triển khai một cách khoa học và linh hoạt.
Việc quyết định cấm hay dỡ bỏ hạn chế đốt pháo liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng nhất thiết không được đi chệch khỏi nguyên tắc điều chỉnh các biện pháp phù hợp với điều kiện của địa phương và triển khai chính sách phù hợp. Việc quan tâm đến nhu cầu của công chúng là rất quan trọng để vượt qua những trở ngại trong việc thực thi chính sách, Hoàn Cầu cho biết.
Việc nới lỏng lệnh cấm đốt pháo khơi dậy sự mong đợi mạnh mẽ của công chúng đối với Tết Nguyên đán, đồng thời cũng làm tăng niềm tin của công chúng vào khả năng quản lư có trách nhiệm và kịp thời của đất nước, Hoàn Cầu viết.
|