Trong khi Nga đối mặt với tổn thất nhất định về xe bọc thép kể từ tháng 2/2022 th́ theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), "hầu như có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẽ sớm kết thúc giao tranh" ở Ukraine.
Khả năng Nga duy tŕ tấn công Ukraine
Nga có thể duy tŕ cuộc xung đột ở Ukraine "trong 2 - 3 năm nữa" nhưng sẽ phải hy sinh "chất lượng cho số lượng" bởi nước này cần phải thay thế các vũ khí bị phá hủy hoặc hư hại bằng các hệ thống vũ khí cũ hơn trong kho dự trữ.Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ước tính Nga đă tổn thất nhiều xe tăng trên chiến trường Ukraine hơn so với thời điểm nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt cách đây 2 năm nhưng những tổn thất này không thể "khiến xung đột sớm kết thúc"."Bất chấp việc tổn thất trung b́nh hàng trăm phương tiện bọc thép và các hệ thống pháo mỗi tháng, Nga có thể duy tŕ số lượng ổn định bằng cách kích hoạt lại các hệ thống cũ, thúc đẩy khả năng công nghiệp và mua thêm từ nước ngoài", IISS cho hay.
IISS cũng ước tính, Nga có thể "duy tŕ cuộc tấn công vào Ukraine thêm 2 - 3 năm nữa hoặc thậm chí c̣n lâu hơn".
Báo cáo trên được đưa ra giữa bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đă diễn ra gần 2 năm với việc các lực lượng của Moscow tiến hành hàng loạt cuộc tấn công dọc tiền tuyến gần 1.000km trong nỗ lực phá vỡ điều mà cựu Tổng tư lệnh Ukraine miêu tả vào năm ngoái là "t́nh thế bế tắc".
Trong khi đó, Ukraine đang dịch chuyển sang thế pḥng thủ sau khi cuộc phản công mùa hè được kỳ vọng cao không đạt được kết quả mong muốn và nước này phải chật vật đối phó với sự thiếu thốn về lực lượng cũng như nguồn cung đạn dược từ phương Tây bắt đầu khan hiếm.
Thượng viện Mỹ ngày 13/2 đă thông qua gói hỗ trợ nước ngoài trị giá 95,3 tỷ USD, trong đó có 60 tỷ USD hỗ trợ cho Ukraine song gói hỗ trợ này dự kiến sẽ gặp khó khăn ở Hạ viện khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết ông không có kế hoạch thảo luận về dự luật này.
Trong một báo cáo thường niên, IISS cho biết chi tiêu quốc pḥng toàn cầu đă tăng 9% lên mức kỷ lục 2.200 tỷ năm 2023 khi thế giới thích nghi với "một kỷ nguyên bất ổn". Tổ chức nghiên cứu này cho rằng chiến dịch quân sự của Nga đă khiến các nước châu Âu tăng chi tiêu quốc pḥng và tăng cường sức mạnh của NATO nhưng cũng cho biết phần lớn ngân sách bổ sung được sử dụng để “khắc phục những hạn chế từ những năm không được đầu tư".
Cũng theo IISS, EU đă bỏ lỡ mục tiêu cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo cỡ ṇng 155mm vào tháng 3/2024.
"Các chính phủ phương Tây một lần nữa thấy ḿnh đang ở t́nh thế mà họ phải quyết định liệu có cung cấp cho Kiev đủ vũ khí để giáng đ̣n quyết định hay chỉ trang bị vũ khí để Ukraine không thua", Bastian Giegerich, Tổng Giám đốc IISS nhận định.
Chiến lược 3 giai đoạn của Nga
Trong khi Nga đối mặt với tổn thất nhất định về xe bọc thép kể từ tháng 2/2022 th́ theo IISS, "hầu như có rất ít dấu hiệu cho thấy họ sẽ sớm kết thúc giao tranh".
Báo cáo trên đă theo dơi các đội xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép chở quân nhân, phương tiện chiến đấu bộ binh cũng như các phương tiện khác của Nga và Ukraine. Theo IISS, số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực của Ukraine "vẫn gần mức trước chiến tranh" trong khi số lượng xe bọc thép chở quân nhân và xe chiến đấu bộ binh tăng lên nhờ sự hỗ trợ của phương Tây. Bất chấp điều này, tổ chức trên cảnh báo việc Ukraine triển khai các phương tiện trên vẫn vượt quá nguồn cung trang thiết bị, tức là một số đơn vị sẽ không có đủ phương tiện để phát huy tối đa sức mạnh.
Trong khi đó, Nga thiệt hại hơn 3.000 xe bọc thép trong năm qua nhưng tổn thất này đă được bù đắp bằng cách kích hoạt lại khoảng 1.200 xe tăng chiến đấu chủ lực, gần 2.500 xe bọc thép chở quân nhân và phương tiện chiến đấu bộ binh từ kho dự trữ. Trong khi điều này đồng nghĩa với việc đánh đổi "chất lượng lấy số lượng'' th́ Nga cũng có khả năng sản xuất các phương tiện mới. Các tác giả của báo cáo kết luận, Nga có thể duy tŕ tỷ lệ tiêu hao hiện tại trong 3 năm tới hoặc có lẽ lâu hơn.
Báo cáo trên cũng nêu chi tiết việc nền kinh tế Nga, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế, đă cho thấy sự thích nghi như thế nào và việc Moscow tăng chi tiêu quốc pḥng trong năm 2024.
"Nga đă tăng chi tiêu quốc pḥng chính thức cho năm 2024 hơn 60% so với năm ngoái. Tổng chi tiếu quốc pḥng hiện nay chiếm 1/3 ngân sách quốc gia và chiếm khoảng 7,5% GDP, cho thấy Moscow đang đặt trọng tâm vào cuộc xung đột này", ông Giegerich nói.
Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) công bố một báo cáo vào tuần này về năng lực cũng như các mục tiêu quân sự dịch chuyển của Nga. Theo đó, Moscow sẽ t́m cách đạt được mục tiêu trong 3 giai đoạn.
Đầu tiên, Nga sẽ tiếp tục gây sức ép dọc tiền tuyến Ukraine, làm hao hụt đạn dược và nhân lực của đối phương.
"Song song với nỗ lực này, Lực lượng Đặc biệt của Nga được giao nhiệm vụ phá vỡ quyết tâm của các đối tác quốc tế của Ukraine trong việc tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự".
Sau đó, khi kho đạn dược của Ukraine cạn kiệt, Nga sẽ tiến hành chiến dịch tấn công mới để tạo ra những lợi thế đáng kể trên chiến trường. Nga đang lên kế hoạch giành chiến thắng vào năm 2026, báo cáo trên cho hay.
Dù vậy, các tác giả của báo cáo cũng nhấn mạnh, kết quả này có thể thay đổi "nếu các đối tác của Ukraine tiếp tục cung cấp đủ đạn dược và hỗ trợ huấn luyện" cho lực lượng vũ trang của Kiev để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga năm 2024.
|