Số liệu được công bố mới nhất cho thấy Nhật Bản tụt xuống nền kinh tế thứ 4 thế giới, lần lượt sau Mỹ, Trung Quốc và Đức.
Theo SCMP, số liệu được chính phủ Nhật Bản công bố ngày 15/2 cho thấy quy mô nền kinh tế nước này nhỏ hơn Đức trong năm 2023, qua đó tụt xuống vị trí thứ 4 trên thế giới.
Các con số cho thấy nền kinh tế Nhật Bản đang dần mất đi tính cạnh tranh và năng suất trong bối cảnh dân số giảm do người Nhật già hóa và sinh ít con hơn.
Nền kinh tế Nhật Bản đă rơi từ vị trí thứ 2 sau Mỹ xuống thứ 3 vào năm 2010 khi nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh mẽ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế trước đó cũng dự báo Nhật Bản sẽ rơi xuống vị trí thứ tư trong năm nay.So sánh kinh tế giữa các quốc gia thường dựa trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa, không phản ánh được một số điều kiện quốc gia khác nhau và được tính bằng USD.
GDP danh nghĩa của Nhật Bản đạt tổng cộng 4,2 ngh́n tỷ USD vào năm ngoái, tương đương khoảng 591 ngh́n tỷ yên. Trong khi của Đức được công bố vào tháng trước là 4,4 ngh́n tỷ USD, hoặc có thể là 4,5 ngh́n tỷ USD tùy thuộc vào tỷ giá hối đoái.
Theo dữ liệu về GDP thực tế của Văn pḥng Nội các Nhật Bản, trong quư gần nhất (tháng 10 - 12/2023), nền kinh tế Nhật Bản suy giảm với tốc độ hàng năm là 0,4%. So với quư trước, GDP thực tế giảm 0,1%.
Mặc dù có sự suy giảm trong quư gần nhất, GDP thực tế của Nhật Bản năm 2023 vẫn tăng trưởng 1,9% so với năm 2022.
GDP thực tế là thước đo giá trị sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia. Lăi suất hàng năm đo lường điều ǵ sẽ xảy ra nếu lăi suất hàng quư kéo dài một năm.
Cả Nhật Bản và Đức đều xây dựng nền kinh tế của họ dựa trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh mẽ với năng suất vững chắc. Tuy nhiên, nền tảng kinh tế vững chắc của Đức được hỗ trợ bởi đồng euro mạnh và mức lạm phát ổn định. Trong khi đồng yên suy yếu gây bất lợi cho nền kinh tế Nhật Bản.
Giáo sư kinh tế Tetsuji Okazaki tại Đại học Tokyo, cho biết dữ liệu mới nhất phản ánh thực tế về một Nhật Bản đang suy yếu và có thể ảnh hưởng đến vị thế của Nhật Bản trên thế giới.
“Ví dụ như vài năm trước, Nhật Bản tự hào về lĩnh vực ô tô mạnh mẽ. Nhưng với sự ra đời của xe điện, ngay cả lợi thế đó cũng bị lung lay”, ông Okazaki nói.
Theo ông Okazaki, khoảng cách giữa các nước phát triển và các quốc gia mới nổi đang thu hẹp lại, với việc Ấn Độ "chắc chắn" sẽ vượt qua Nhật Bản về GDP danh nghĩa trong một vài năm tới.
Để giải quyết vấn đề thiếu lao động của đất nước, nhập cư là một lựa chọn. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn c̣n khá dè dặt trong việc chấp nhận lao động nước ngoài, phần lớn chỉ ở dạng hợp đồng ngắn hạn.
Một lựa chọn khác là robot, đă và đang phát triển nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết t́nh trạng thiếu lao động kinh niên của quốc gia này.
Trong lịch sử, Nhật Bản được coi là “một phép màu kinh tế”, vươn lên từ đống tro tàn của Thế chiến II để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 chỉ sau Mỹ, giữ vững điều đó trong suốt những năm 1970 và 1980.
Các doanh nhân đằng sau các công ty vươn lên từ những khởi đầu khiêm tốn, như Soichiro Honda của Công ty Honda Motor và Konosuke Matsushita của Tập đoàn Panasonic, là hiện thân cho tinh thần làm việc chăm chỉ đằng sau nước Nhật thành công.
"Made in Japan" nổi tiếng là giá rẻ chất lượng cao, và một số sản phẩm đă trở thành niềm ao ước trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những ngày đẹp đẽ đó có lẽ đă qua.
"Tương lai trong vài thập kỷ tới, triển vọng của Nhật Bản không mấy sáng sủa", giáo sư Okazaki nói.
|