Khách đang thuê mặt bằng bỗng dưng biến mất khiến ông chủ Trung Quốc “đứng ngồi không yên”.
Anh Trương đến từ Thượng Hải, Trung Quốc sở hữu một cửa hàng lớn nằm ở vị trí khá đắc địa. Thấy bản thân có thể kiếm lời từ cửa hàng này, anh Trương thường đăng thông tin cho thuê trên mạng để kiếm “mối” làm ăn.
Một ngày nọ, một người phụ nữ họ Lưu thấy thông tin mà anh đăng tải liền gọi điện hỏi thuê cửa hàng. Thấy vậy, anh Trương niềm nở trả lời, đồng thời không quên hứa hẹn rằng nếu khách hàng có thể thuê ngay sẽ được hưởng mức giá ưu đăi.
Tuy đang đi công tác xa nhưng v́ hứng thú trước thông tin được giảm giá, cô Lưu liền nhờ chồng là anh Vương đến xem thử vào ngày hôm sau. Qua cuộc gọi video của chồng, cô Lưu rất hài ḷng với cửa hàng nên đă nhờ chồng thay mặt kư hợp đồng thuê thời hạn 2 năm. Hai bên thống nhất tiền thuê cửa hàng sẽ được trả mỗi năm một lần.
Ban đầu, vợ chồng cô Lưu tiến hành cải tạo cửa hàng theo kế hoạch và bày bán quần áo. Thật không may, công việc kinh doanh không diễn ra suôn sẻ như mong đợi. Hơn 1 năm sau đó, cô Lưu cùng người chồng họ Vương bất ngờ quyết định đóng cửa hàng và trở về quê kinh doanh.
Đến kỳ hạn đóng tiền thuê cửa hàng, anh Trương liên lạc với vợ chồng cô Lưu nhưng không ai bắt máy. V́ lo lắng, anh đă quyết định đến tận nơi để t́m gặp họ nhưng lại phát hiện cửa hàng trống không. Trong cơn tức giận, anh Trương đă kiện vợ chồng cô Lưu ra ṭa, yêu cầu trả số tiền thuê nhà hơn một năm là 115.000 NDT (hơn 394 triệu đồng) và một số khoản phí trả chậm khác. Tuy nhiên, sau khi vợ chồng cô Lưu nhận được giấy triệu tập và có mặt tại phiên ṭa xét xử, những ǵ xảy ra sau đó đă nằm ngoài dự đoán của anh Trương.
Theo đó, trong phiên ṭa xét xử, bị cáo họ Lưu “trở mặt”, khẳng định rằng chữ “Lưu” trong hợp đồng cho thuê không phải do đích thân cô kư và cô cũng không đưa ra bất kỳ sự ủy quyền nào. Người phụ nữ này c̣n cho rằng chuyện kư kết hợp đồng là chuyện riêng giữa ông chủ họ Trương và chồng, không liên quan ǵ đến cô nên hợp đồng này không có hiệu lực pháp luật. Điều này khiến anh Trương rất bức xúc nên đă đưa ra bằng chứng phản bác lại.
Sau màn đối chất giữa hai bên, ṭa án tối cao Thượng Hải đă xem xét vụ án và đưa ra phán quyết cuối cùng.
Trước hết, theo Điều 509 Bộ luật dân sự Trung Quốc, bên cho thuê và thuê cửa hàng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của ḿnh như đă thoả thuận trong hợp đồng. Theo Điều 577 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không đúng thỏa thuận th́ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm hợp đồng, đồng thời có biện pháp khắc phục, bồi thường thiệt hại.
Cụ thể trong trường hợp này, cô Lưu và ông chủ Trương đă kư hợp đồng, họ phải thực hiện nghĩa vụ của ḿnh theo hợp đồng, trả tiền thuê nhà đúng hạn, thông báo khi muốn chấm dứt hợp đồng, nếu không th́ phải bồi thường vi phạm hợp đồng.
Thứ hai, theo Điều 1060 Bộ luật Dân sự Trung Quốc, mặc dù trên giấy tờ, chỉ người chồng họ Vương kư hợp đồng nhưng cửa hàng thuê lại do hai vợ chồng cùng điều hành, cùng thực hiện hành vi dân sự nên hợp đồng có hiệu lực pháp luật đối với cả vợ và chồng. Cuối cùng, ṭa án xác định vợ chồng cô Lưu phải trả cho bên cho thuê cửa hàng là anh Trương 15.000 NDT (hơn 51 triệu đồng) và số tiền thuê nhà trễ hạn tương ứng.
Câu chuyện này cũng là một lời nhắc nhở đến những ai đang đi thuê BĐS. Họ cần t́m hiểu kỹ thông tin, quyền lợi và quyền hạn của ḿnh khi sử dụng tài sản thuê để tránh phạm phải những lỗi sai không đáng có. Đồng thời tránh được những rủi ro, rắc rối liên quan đến mặt pháp lư, tiền bạc.
VietBF@ Sưu tập