Điều gây xôn xao ở Washington trong mấy ngày qua là tiết lộ của một nghị sĩ Mỹ rằng Nga đang phát triển vũ khí hạt nhân trong vũ trụ. Các chuyên gia và nhà khoa học đặt ra hàng loạt câu hỏi về thông tin này.
Nga và Mỹ đang quyết liệt chạy đua vũ khí cả trong không gian. (Ảnh: AP)
Khi mới chỉ có rất ít thông tin được Mỹ công bố, vẫn chưa rơ Washington đang nói đến loại vũ khí nào mà Mátxcơva đang theo đuổi, và phương Tây đối mặt với nguy cơ ǵ nếu Nga thực sự triển khai vũ khí như vậy.
Đây có thể là sự leo thang đáng báo động so với những ngày căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh, hoặc cũng có thể chỉ là một diễn biến không quá nghiêm trọng mà việc tiết lộ thông tin có thể là chuyện chính trị nội bộ hơn là khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân trong không gian.
“Chúng tôi biết rất ít thông tin, những phát biểu đưa ra cực kỳ khó hiểu”, PGS Bleddyn Bowen, công tác tại ĐH Leicester Anh và là tác giả một cuốn sách về công nghệ và chiến tranh trong vũ trụ , cho biết.
NBC News dẫn 3 nguồn tin nắm được vấn đề cho biết, Nga đang phát triển một loại vũ khí không gian có thể tiêu diệt các vệ tinh của Mỹ. Các nguồn tin nói rằng vũ khí này chưa hoạt động, nhưng thông tin t́nh báo Mỹ thu thập được đủ để Hạ nghị sĩ Mike Turner, Chủ tịch Ủy ban T́nh báo Hạ viện Mỹ, đề nghị Nhà Trắng giải mật thông tin về “mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng”.
Chưa biết đó có phải vũ khí hạt nhân đặt trên không gian theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này hay không. Nhiều chuyên gia nghi ngờ đó là một vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân mang vũ khí điện tử, có thể làm tê liệt các vệ tinh để gây đảo lộn mọi thứ trên mặt đất, từ dự báo thời tiết đến thông tin liên lạc và hoạt động kinh tế toàn cầu.
Nếu đó là loại vũ khí hạt nhân đặt trong không gian, việc này sẽ vi phạm Hiệp ước Không gian của Liên Hợp quốc từ năm 1967. Một điều khoản của Hiệp ước này quy định các quốc gia không được phép “đặt vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác vào quỹ đạo, trên các thiên thể, trong không gian vũ trụ theo bất kỳ cách nào khác”.
Một trong những lư do khiến Hiệp ước này được kư kết là để ngăn quốc gia nào đó thả bom hạt nhân từ trên trời xuống mà không có cảnh báo.
Các nguồn tin cho biết, công nghệ đang được nói đến của Nga sẽ nhắm vào vệ tinh của Mỹ, điều mà một số chuyên gia cho rằng Nga và những cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân khác có thể sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ mặt đất.
Từ những thông tin ít ỏi, một số chuyên gia tin rằng vũ khí mới của Nga có thể chạy bằng nhiên liệu hạt nhân chứ không mang vũ khí hạt nhân. Có một số suy đoán rằng vũ khí này liên quan đến vệ tinh bí mật của Nga được phóng tuần trước, mang tên Cosmos 2575.
Những công nghệ và khái niệm này đều không mới. Cả Mỹ và Liên Xô (cũ) đều phát triển và thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh , hay ASAT, từ Chiến tranh Lạnh. Và cả hai đều đă sử dụng năng lượng hạt nhân trong không gian.
Ngay từ năm 1959, Mỹ đă bắt đầu phát triển tên lửa chống vệ tinh v́ lo ngại Liên Xô làm điều tương tự. Theo thông tin từ bảo tàng Không quân Mỹ, cuộc chạy đua lên đến đỉnh điểm với vụ phóng thử nghiệm năm 1985 do máy bay chiến đấu F-15 thực hiện, phá hủy một vệ tinh đang xuống cấp của Mỹ ở độ cao hơn 11.500m.
Washington lần đầu tiên đưa một vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân vào quỹ đạo năm 1961. Liên Xô phát triển và triển khai công nghệ tương tự, cung cấp năng lượng cho nhiều vệ tinh của họ trong thời kỳ đó. Điều này không hề có rủi ro, như lịch sử đă chứng minh.
Năm 1978, một vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân của Liên Xô gặp trục trặc và cháy rụi trên trời, khiến một số mảnh vỡ rơi xuống miền bắc Canada.
Thứ có vẻ chưa được chế tạo, hoặc chưa được tiết lộ, là vệ tinh chạy bằng năng lượng hạt nhân mang theo vũ khí.
Nếu Mỹ “có thông tin t́nh báo không phải về việc chế tạo, mà là kế hoạch triển khai, th́ đó mới là diễn biến mới”, bà Mariana Budjeryn, nhà nghiên cứu cấp cao tại Dự án quản lư nguyên tử thuộc Trường Kennedy Harvard, nhận định.
Ông Bowen và những người khác hoài nghi rằng việc Mỹ tiết lộ thông tin vào thời điểm này liên quan đến chính trị nhiều hơn nguy cơ quân sự.
“Các nghị sĩ làm những việc này v́ nhiều lư do khác nhau. Có thể để lấy thêm thông tin từ Lầu Năm Góc hay cố gắng kéo Nga vào”, ông Bowen nói.
Phản ứng với phát biểu của Hạ nghị sĩ Turner, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Rơ ràng Nhà Trắng đang cố gắng… thúc đẩy Quốc hội bỏ phiếu về dự luật phân bổ ngân sách (cho Ukraine mà ông Turner ủng hộ). Chúng ta sẽ xem Nhà Trắng dùng thủ đoạn ǵ”.
VietBF@ Sưu tập