Hạt gạo có vai tṛ rất quan trọng trong văn hoá, ẩm thực, nếp sống của người Việt. Không chỉ là cây lương thực, gạo c̣n là thuốc quư cho mọi nhà nếu biết sử dụng.
Theo nhà khoa học, Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, nếu chúng ta ví hạt gạo như "hạt ngọc trời ban" cũng không có ǵ là quá. Với người Việt Nam, gạo là lương thực chính trong mỗi bữa ăn. Gạo trong y học cổ truyền c̣n là một vị thuốc chữa bệnh. Lúa tẻ cho gạo tẻ, gọi là cánh mễ, đạo mễ. Lúa nếp cho gạo nếp, gọi là nhu mễ, dư mễ.
Lợi ích của gạo
Gạo có tên khoa học là Oryza sativa L., thuộc Họ Lúa - Poaceae. Trong y học cổ truyền, gạo thường được dùng trong các bài thuốc có tác dụng bồi bổ khí huyết, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Gạo có rất nhiều loại, mỗi loại có tác dụng chữa bệnh khác nhau.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết gạo tẻ lâu năm (hay c̣n gọi là Trần thương mễ) có vị chua, hơi mặn, tính ấm; quy kinh Tỳ, Vị. Tác dụng là ích khí, kiện tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa. Gạo tẻ lâu năm được dùng chủ trị cho các trường hợp tả, lỵ.
Hạt gạo (ảnh minh hoạ)
Bài thuốc ích khí, kiện tỳ, thông huyết mạch, trừ phiền, giúp tiêu hóa tốt cụ thể như sau: gạo tẻ lâu năm lượng đủ dùng, sắc uống hoặc nấu cháo ăn. Duy tŕ uống hoặc ăn trong 7 ngày để thấy rơ hiệu quả.
Gạo tẻ thường th́ được gọi là Ngạnh mễ. Trong y học cổ truyền, gạo tẻ thường có tính vị ngon ngọt, mát, b́nh; quy kinh: Tỳ, Vị. Tác dụng là giải phiền nhiệt.
Lương y Bùi Đắc Sáng cho hay gạo tẻ thường dùng chủ trị sốt cao, ra mồ hôi, háo khát (bài thuốc Bạch hổ thang): Ngạnh mễ 1 năm, Tri mẫu 12g, Hoàng cầm 12g, Sinh Thạch cao 40g, Cam thảo 4g. Tất cả các vị sắc uống giúp hạ sốt cao.
Gạo tẻ sao vàng hay c̣n gọi là thám sao có vị ngọt, tính ấm; quy kinh: Tỳ, Vị. Tác dụng là ích tràng vị, cầm tả, lỵ. Thám sao được dùng điều trị ỉa chảy, kiết lỵ, nôn mửa.
Một số bài thuốc từ gạo tẻ
- Bồi bổ khí huyết, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể: Gạo tẻ lượng đủ dùng nấu cơm hoặc cháo ăn.
- Nôn mửa, ỉa chảy, rối loạn tiêu hóa: Gạo tẻ sao cháy 40g, Gừng 5 lát, muối 1 chút, nước vừa đủ. Sắc uống.
- Tỳ vị hư yếu, đau bụng, nôn mửa, tiểu tiện ra dưỡng chấp: Gạo 20g, gừng tươi 3 lát sắc uống hoặc nấu cháo ăn.
Lưu ư khi sử dụng gạo làm thuốc
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết gạo là thực phẩm dùng ăn uống hàng ngày, nếu biết sử dụng sẽ trở thành thang thuốc. Để bài thuốc phát huy công dụng điều trị, mọi người cần sử dụng đúng theo liều lượng. Chọn mua gạo tại những địa chỉ uy tín có nguồn gốc rơ ràng. Lưu ư khi gạo có dấu hiệu mốc hỏng th́ cần bỏ đi.
VietBF@sưu tập