Don dẹp nhà cửa sau kỳ nghỉ lễ dài ngày là việc rất quan trọng, mọi người đừng bỏ bê kẻo nấm mốc sản sinh trong nhà.
Sau dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán dài ngày, nhiều người vừa mới từ quê lên thành phố để tiếp tục công việc. Mặc dù trước dịp Tết, các gia đình có thể đã dọn dẹp nhà cửa nhưng khi quay trở lại, bạn vẫn nên tiến hành vệ sinh để nhà cửa thông thoáng, tránh cho thời gian dài không được vệ sinh thường xuyên có thể ẩn chứa nấm mốc, vi khuẩn do ở trong không gian kín lâu ngày.
Theo các chuyên gia, nấm mốc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe khi con người hít phải các bào tử của nó. Nấm mốc là chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liệt kê trong danh sách những chất gây ung thư hàng đầu, độc gấp 68 lần so với asen (thạch tín).
Nhóm người có nguy cơ lớn gặp vấn đề về sức khỏe do ẩm mốc là trẻ em, người cao tuổi và người có sức đề kháng kém. Người mắc một số bệnh như xơ nang, viêm phổi mạn tính có thể bị nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc nhất định.
Vì vậy, việc loại bỏ nấm mốc là hết sức cần thiết và có 3 nơi trong nhà che giấu rất nhiều nấm mốc, bạn nên dọn càng sớm càng tốt.
1. Tủ lạnh
Ảnh minh họa: Internet
Nấm mốc thích môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao. Tủ lạnh là nơi lưu trữ thực phẩm cũng là nơi dễ phát sinh vi khuẩn nhất. Hơn nữa trong dịp Tết, nhiều gia đình đã tích trữ rất nhiều thực phẩm, nên sau khi kết thúc kỳ nghỉ cần tổng vệ sinh lại tủ lạnh.
Hay có những gia đình về quê lâu ngày quyết định rút điện tủ lạnh để tiết kiệm nhưng bên trong tủ vẫn rất ẩm ướt nên vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi. Nếu ngay lập tức cho thực phẩm vào sẽ có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
Vị trí cửa tủ lạnh với phần dải cao su là nơi dễ sinh nấm mốc nhất nên mọi người cần vệ sinh kỹ khu vực này. Nếu không thể lau sạch nấm mốc trên phần dải cao su này sẽ khiến tủ lạnh khó được đóng kín, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc bảo quản thực phẩm và gây ra mùi hôi.
Vậy làm thế nào để làm sạch nó? Chúng ta có thể trộn rượu và cola theo tỷ lệ 1:1, quấn gạc hoặc giấy có khả năng thấm hút cao quanh một chiếc nĩa, nhúng vào dung dịch rồi loại bỏ nấm mốc dọc theo các khe hở trên cửa tủ lạnh.
2. Máy giặt
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thượng Hải cho biết số vi khuẩn trong các máy giặt được kiểm tra vượt tiêu chuẩn 81,3%, tổng tỷ lệ phát hiện vi khuẩn là 100% và phát hiện tỷ lệ nấm mốc vượt quá 60,2%.
Mặc dù nhiều gia đình về quê nên không sử dụng máy giặt nhưng nếu không để máy giặt được mở thông thoáng mà vẫn đọng nước bên trong sẽ rất dễ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Vì vậy, bạn nên dọn dẹp máy giặt sạch trước khi sử dụng sau kỳ nghỉ lễ.
Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày, sau khi giặt quần áo, chúng ta có thể dùng giẻ lau khô vết nước và mở nắp cho thông gió. Nên chọn chất tẩy rửa và diệt khuẩn máy giặt chuyên dụng, không mua bừa bãi các chất tẩy rửa để tránh làm mòn máy giặt. Tham khảo hướng dẫn sử dụng sản phẩm về tỷ lệ trao đổi và vệ sinh lồng giặt bên trong thường xuyên để giữ máy luôn sạch sẽ. Nếu máy giặt có mùi đặc biệt nghĩa là nó đã lâu không được vệ sinh và cần được khử trùng kỹ lưỡng, bạn có thể nhờ chuyên gia tới dọn sạch máy giặt cho bạn.
3. Ban công
Mặc dù ban công tương đối thông thoáng nhưng cũng là nơi nấm mốc sinh sôi trầm trọng, đặc biệt một số người thích trồng hoa, cỏ trên ban công, đất mùn, loại đất tốt nhất cho hoa và cây trồng, lại chứa rất nhiều nấm mốc. Đống mảnh vụn trên ban công cũng có thể trở thành nơi chứa nấm mốc. Nếu ban công tương đối kín, cộng với nấm mốc trong đất, nó có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.
Mọi người nên dọn dẹp ban công nhiều hơn và cố gắng không để các mảnh vụn chất đống. Nếu trong gia đình bạn có người bị dị ứng với nấm mốc, tốt nhất bạn không nên trồng hoa trong nhà hoặc ngoài ban công kín mà hãy dọn dẹp lá rụng kịp thời.
Ngoài 3 khu vực trên, bạn cũng nên chú ý đến khu vực nhà tắm, nơi có độ ẩm cao nên rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Do đó dù là sau kỳ nghỉ lễ hay trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng nên chú ý vệ sinh những vật dụng sau trong nhà tắm.