Ukraine và EU sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga khi hợp đồng quá cảnh hết hạn hoặc t́m cách gia hạn nguồn cung cấp giá rẻ nhưng mang tính chính trị.Theo nhận định của các chuyên gia thuộc Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA) mới đây, trong ṿng chưa đầy 12 tháng, Ukraine và EU sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn: Chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga khi hợp đồng quá cảnh hết hạn hoặc t́m cách gia hạn nguồn cung cấp giá rẻ nhưng mang tính chính trị.
Gần 2 năm sau khi nổ ra xung đột ở Ukraine và Nga cắt giảm nguồn cung cấp năng lượng cho châu Âu, hầu hết các nước thuộc EU đă t́m cách thay thế khí đốt của Nga.
Theo dữ liệu từ các nhà khai thác lưu trữ châu Âu, vào năm 2023, việc giao hàng qua đường ống của Nga chiếm chưa đến 10% tổng lượng nhập khẩu của EU, giảm so với mức 40% vào năm 2021. Với hơn một nửa trong số đó quá cảnh qua Ukraine trước đây, châu Âu năm 2023 cũng chỉ sử dụng 10% công suất đường ống.
Phí quá cảnh mới trên chỉ c̣n tương đương 800 triệu USD doanh thu hàng năm, chiếm 0,46% GDP của Ukraine. Số tiền này chủ yếu được sử dụng để thanh toán các chi phí vận hành thiết yếu, bao gồm bảo tŕ đường ống định kỳ và hầu như không bù đắp được các chi phí liên quan.
Với việc hợp đồng vận chuyển hiện tại sắp hết hạn vào cuối năm nay, một bước ngoặt quan trọng sắp xảy ra. Nếu thỏa thuận được gia hạn, nhiều khả năng sẽ có những thay đổi về quy mô và cơ cấu của thỏa thuận.
Theo hợp đồng 5 năm hiện có với Ukraine, Nga duy tŕ công suất truyền tải hàng ngày là 109 triệu mét khối (mcm). Sau khi thỏa thuận kết thúc vào tháng 12 tới, con số này có thể sẽ giảm xuống c̣n 40 mcm/ngày – mức lưu lượng hiện tại qua Ukraine, khiến doanh thu càng giảm.
V́ các khoản thanh toán quá cảnh như vậy không quan trọng đối với nền kinh tế, Kiev sẵn sàng chấm dứt quan hệ đối tác khí đốt lâu dài và đầy biến động với Nga. Điều này sẽ đánh dấu một bước đi táo bạo thoát khỏi một kỷ nguyên Ukraine phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Đồng thời, nó sẽ tạo cơ hội cho EU đẩy nhanh quá tŕnh độc lập về năng lượng và thoát phụ thuộc vào Nga vào năm 2025, sớm hơn hai năm so với kế hoạch được nêu trong chính sách REPowerEU (mục tiêu chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch từ Nga) mang tính bước ngoặt của khối.
Lập trường chủ động như vậy sẽ không chỉ củng cố cam kết của EU về quyền tự chủ năng lượng mà c̣n phù hợp với tầm nh́n rộng hơn về một tương lai năng lượng an toàn, tự lực và bền vững cho châu Âu.
Tuy nhiên, quá tŕnh chuyển đổi quan trọng này không chỉ phụ thuộc vào ư chí quốc gia. Nó đ̣i hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ và kiên quyết của lănh đạo EU, trong khi những diễn biến gần đây cho thấy con đường khó khăn phía trước đối với khối và Ukraine nếu nước này quyết định chấm dứt thỏa thuận khí đốt với Moskva.
Chuyến thăm hồi tháng 1 vừa qua tới Kiev của Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho thấy một số quốc gia châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga có thể ngăn cản Ukraine chuyển hướng trong khi làm thất vọng các nỗ lực nhằm giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương của EU trước nguồn cung năng lượng từ Nga.
Theo nhà cung cấp dữ liệu năng lượng toàn cầu ICIS, những khách hàng chính như Áo, Italy và Slovakia đă nhập khẩu hoặc vận chuyển khoảng 11 tỷ mét khối khí đốt của Nga qua Ukraine vào năm ngoái. Việc tiếp tục nhập khẩu khí đốt giá rẻ là một điều hấp dẫn và có thể được thúc đẩy bởi mối quan hệ chính trị với Điện Kremlin cũng như lợi ích tài chính.
Trong chuyến thăm của ḿnh, ông Fico đă kêu gọi Ukraine gia hạn thỏa thuận quá cảnh sau cuối năm nay, chú ư đến doanh thu từ các thỏa thuận vận chuyển của Slovakia với Nga, cũng như nguồn cung giá rẻ để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Nga trước đây thường dựa vào Ukraine và Slovakia để xuất khẩu sang các khách hàng châu Âu, và mặc dù lưu lượng vận chuyển hiện chỉ bằng một phần nhỏ so với hợp đồng đă kư, Slovakia dự kiến sẽ được đảm bảo thanh toán đầy đủ trong bốn năm tiếp theo trị giá hàng triệu USD từ Nga. Trong khi công suất truyền tải 140mcm/ngày ở biên giới Ukraine-Slovakia được đặt xác định đến năm 2028 th́ ḍng chảy thực chỉ chiếm khoảng 1/5 con số đó.
Nếu thỏa thuận với Ukraine không được gia hạn vào cuối năm 2024 và ḍng chảy dừng lại, điều đó sẽ khiến thỏa thuận vận chuyển sinh lợi của Slovakia trở nên vô nghĩa đối với Gazprom và có khả năng tạo cho Nga một cái cớ để ngừng thanh toán.
Thủ tướng Fico hoàn toàn nhận thấy rằng Ukraine cần có sự hỗ trợ của toàn EU, trong đó có Slovakia, để thúc đẩy các cuộc đàm phán gia nhập khối và biết Kiev phụ thuộc vào Bratislava để nhập khẩu khí đốt từ Tây Âu cũng như phát triển hoạt động kinh doanh kho lưu trữ ngầm.
Điều này đặt Ukraine vào thế khó và mặc dù Kiev khẳng định sẽ không đàm phán trực tiếp với Gazprom nhưng họ có thể bị buộc phải làm vậy. Ngay cả khi người mua châu Âu tự lên kế hoạch nhận khí đốt ở biên giới Ukraine-Nga, nhà điều hành mạng lưới khí đốt Ukraine GTSOU vẫn phải đồng ư về các chi tiết kỹ thuật của quá tŕnh vận chuyển với Gazprom.
Các chuyên gia của CEPA kết luận rằng, nếu không có lập trường vững chắc và rơ ràng từ các cấp cao nhất của EU, Ukraine sẽ phải đối mặt với một thách thức khó khăn khi thoát khỏi mạng lưới phụ thuộc năng lượng phức tạp dưới áp lực từ một số quốc gia thành viên EU. T́nh h́nh nhấn mạnh sự cần thiết phải có một cách tiếp cận thống nhất và quyết đoán, đảm bảo rằng hành tŕnh hướng tới an ninh năng lượng của châu Âu không chỉ là một bước đi nhỏ của từng quốc gia mà là một bước tiến chung.
|