Cao huyết áp thường không có triệu chứng sớm và đang có dấu hiệu trẻ hóa, gây ra đột quỵ khiến nhiều người bệnh trẻ tuổi phải chịu di chứng lâu dài.Một phụ nữ 35 tuổi được chuyển từ Cần Thơ đến TP.HCM v́ xuất huyết năo, huyết áp 240 mmHg - chỉ số cao không tưởng. Trên phim CT hiển thị vùng xuất huyết với thể tích máu lớn.
Khi được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115, cô đă rơi vào hôn mê sâu, đồng tử giăn 2 bên. Đến chiều cùng ngày, gia đ́nh được đưa về nhà v́ đă hết hy vọng.
Cách đây không lâu, một cô gái 23 tuổi được chuyển đến Bệnh viện Nhân dân 115 trong t́nh trạng tương tự.
"Khó. May mắn giữ được mạng sống th́ cũng sống với di chứng tàn phế", PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lư mạch máu năo, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), đồng thời là Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, tiếc nuối.
Khác với nhồi máu năo, cho đến nay, y học hiện đại vẫn rất khó khăn với xuất huyết năo. Tuy nhiên, điều đáng buồn là hầu hết người trẻ không phát hiện sớm và không biết bản thân mắc bệnh lư huyết áp.
Đột quỵ ở tuổi đôi mươi
Cô gái 23 tuổi nói trên nhập viện hồi cuối tháng 1. Thời điểm được chuyển viện lên TP.HCM, nữ bệnh nhân đă rơi vào hôn mê sâu, thở máy qua nội khí quản với chẩn đoán hôn mê xuất huyết năo.
"Điều đáng buồn hơn gia đ́nh các bệnh nhân hoàn toàn không biết khả năng cô đă bị cao huyết áp trước đó", ông nói.
Chia sẻ với Tri thức - Znews, PGS Nguyễn Huy Thắng cho hay dịp Tết Nguyên đán vừa qua, Bệnh viện Nhân dân 115 cũng tiếp nhận điều trị cho một nam thanh niên mới 21 tuổi. Bệnh nhân có thể trạng thừa cân, nhập viện trong t́nh trạng liệt nửa người.
Chuyên gia nhận định bệnh nhân xuất huyết năo dưới 30 tuổi có nguyên nhân là cao huyết áp không nhiều. Thay vào đó, lư do chủ yếu là dị dạng mạch máu.
"Tuy nhiên, sau khi chụp CT, kết quả cho thấy mạch máu năo của nam thanh niên này hoàn toàn b́nh thường. Lúc này, chúng tôi mới kết luận chàng trai này bị xuất huyết năo do cao huyết áp", PGS Thắng chia sẻ.
Hiện tại, nam bệnh nhân tỉnh táo, dự đoán có thể hồi phục. Tuy nhiên, cũng như nhiều người bệnh đột quỵ khác, chàng trai có thể sẽ phải chịu một số di chứng đến suốt đời.Theo PGS Thắng, bệnh cao huyết áp hầu hết không có triệu chứng trước khi gây ra hậu quả. Nhiều người trẻ cũng chủ quan, không hề quan tâm đến tiền sử bệnh lư, khi đi khám huyết áp lên tới 240 mmHg, được thông báo bị cao huyết áp vẫn quả quyết “em hoàn toàn b́nh thường”.
"Chính tâm lư chủ quan này khiến việc thuyết phục bệnh nhân đi khám đúng định kỳ là rất khó khăn", PGS Thắng cho biết.
Lối sống vẫn là nguyên nhân chính
Theo Hiệp hội Tăng huyết áp Quốc tế, cao huyết áp là t́nh trạng áp lực ḍng chảy của máu lên thành động mạch tăng cao. Đây được xem là "sát thủ thầm lặng" v́ không có triệu chứng nhưng gây tổn thương tim, mạch máu, năo, mắt, thận và nhiều bệnh mạn tính khác.
Người bệnh được xác định cao huyết áp khi có huyết áp tâm thu lớn hơn 130 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 85 mmHg.
Theo PGS Thắng, trong một năm, Bệnh viện Nhân dân 115 này tiếp nhận khoảng 20.000 ca đột quỵ, khoảng 4.000 ca trong số đó là do xuất huyết năo. Số bệnh nhân trẻ, dưới 45 tuổi chiếm khoảng 15-20%.
Trong đó, cao huyết áp là nguyên nhân đứng đầu gây xuất huyết năo ở nhiều người bệnh trên 30 tuổi. Tỷ lệ này có thể lên đến 90% đối với các bệnh nhân trên 45 tuổi. Tuy nhiên, PGS Thắng cũng tiếp nhận không ít ca bệnh xuất huyết năo v́ cao huyết áp mà người bệnh chỉ mới ngoài 20 tuổi.
Theo Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, thông thường, cao huyết áp thường xuất hiện ở các bệnh nhân trên 45 tuổi. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân mới 30 tuổi đă mắc bệnh này.
Bên cạnh các nguyên nhân vô căn hay các yếu tố gia đ́nh, lư do chủ yếu khiến căn bệnh này trẻ hóa là lối sống hiện đại.
"Mọi người ăn quá nhiều carbohydrates, thực phẩm dầu mỡ, nhiều muối, lười vận động dẫn đến cơ thể thừa cân, béo ph́, kéo theo hàng loạt bệnh khác như cao huyết áp, tiểu đường... Ngoài ra, lối sống hiện đại khiến con người tiếp xúc nhiều hơn với các chất gây nghiện (ma túy, bia rượu, thuốc lá...), tỷ lệ cao huyết áp v́ thế cũng tăng cao hơn", PGS Thắng phân tích.
Theo chuyên gia, việc kiểm soát chặt huyết áp chính là chiếc ch́a khóa vàng trong điều trị pḥng ngừa xuất huyết năo. Theo y văn, 70% trường hợp đột quỵ đă có thể tránh được nếu được dự pḥng sớm. Lợi ích này có thể c̣n lớn hơn với dự pḥng xuất huyết năo.
Chuyên gia khuyên mọi người nên thiết lập cho ḿnh lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tăng cường thể dục thể thao, không chất kích thích, hạn chế bia rượu.
Điều quan trọng hơn là nhận thức được tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp.
"Những người có thể trạng thừa cân hoặc tiền sử gia đ́nh có người bị cao huyết áp cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các bất thường. Nếu huyết áp liên tục cao hơn 130, người bệnh nên đến các cơ sở y tế kiểm tra để được chẩn đoán và uống thuốc kiểm soát huyết áp", PGS Thắng khuyến cáo.
Chuyên gia cũng nhấn mạnh uống thuốc đều đặn có thể giúp kiểm soát huyết áp nhưng không thể làm biến mất bệnh cao huyết áp. Song song với việc uống thuốc, bệnh nhân cũng cần theo dơi huyết áp thường xuyên.
|
|