Những người ủng hộ Ukraine thường viện dẫn lợi ích chiến lược hoặc “nghĩa vụ đạo đức” của Mỹ. Gần đây, họ đang đưa ra một viện dẫn tính toán hơn: Điều đó tốt cho nền kinh tế Mỹ.Trong hai năm kể từ khi xung đột Nga – Ukraine bùng phát, ngành công nghiệp quốc pḥng Mỹ đă chứng kiến sự bùng nổ về đơn đặt hàng vũ khí và đạn dược. Nguồn thu đến từ các đồng minh châu Âu đang cố gắng xây dựng năng lực quân sự của họ cũng như từ Lầu Năm Góc, nơi vừa mua thiết bị mới từ các nhà sản xuất quốc pḥng vừa bổ sung kho quân sự đă cạn kiệt do cung cấp cho Ukraine.
Theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực quốc pḥng và hàng không vũ trụ của nước này đă tăng 17,5% kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hai năm trước.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Joe Biden nói rằng trong số 60,7 tỷ USD dành cho Ukraine trong dự luật quốc pḥng bổ sung trị giá 95 tỷ USD, 64% sẽ quay trở lại cơ sở công nghiệp quốc pḥng của chính Mỹ.
Lael Brainard, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng, cho biết trong một cuộc phỏng vấn vào tuần trước: “Đó là một trong những điều bị hiểu lầm… tầm quan trọng của nguồn tài trợ đối với việc làm và sản xuất trên khắp đất nước”.
Chi tiêu gần đây của các chính phủ châu Âu cho việc mua sắm máy bay chiến đấu do Mỹ chế tạo và các thiết bị quân sự khác thể hiện “một khoản đầu tư mang tính thế hệ. Những năm vừa qua tương đương với 20 năm trước đó” - Myles Walton, nhà phân tích ngành công nghiệp quân sự tại Wolfe Research, cho biết.
Trong khi gói viện trợ trị giá 95 tỷ USD, bao gồm cả quỹ dành cho Israel và Đài Loan (Trung Quốc), đă được Thượng viện Mỹ thông qua vào ngày 13/2, th́ số phận của nó vẫn chưa chắc chắn ở Hạ viện, nơi dự luật bị các đồng minh Đảng Cộng ḥa của cựu Tổng thống Donald Trump, phản đối.
Trong số những phản đối của họ có những lư do như: Mỹ không đủ khả năng hỗ trợ Kiev khi thâm hụt liên bang ngày càng gia tăng, dù sao th́ Nga cũng sẽ chiếm ưu thế trước Ukraine, và Mỹ cần bảo đảm an ninh tốt hơn cho biên giới của ḿnh trước khi cung cấp thêm viện trợ ra nước ngoài.
Nhưng trên thực tế, gói viện trợ mới nhất, ngoài các cam kết trước đó, có thể bơm khoản tiền trị giá khoảng 0,5% tổng sản phẩm quốc nội trong một năm vào cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Mỹ trong vài năm.
Bộ Ngoại giao gần đây cho biết Mỹ đă thực hiện hơn 80 tỷ USD trong các hợp đồng vũ khí lớn trong năm tính đến tháng 9/2023, trong đó khoảng 50 tỷ USD được chuyển cho các đồng minh châu Âu - gấp hơn 5 lần so với tiêu chuẩn lịch sử.
Theo bộ trên, Ba Lan đă đặt hàng trị giá khoảng 30 tỷ USD mua máy bay trực thăng Apache, Hệ thống Tên lửa phóng loạt cơ động cao hoặc (HIMARS), xe tăng M1A1 Abrams và các phần cứng khác. Đức đă chi 8,5 tỷ USD mua máy bay trực thăng Chinook và các thiết bị liên quan, trong khi Cộng ḥa Séc mua máy bay phản lực và đạn dược F-35 trị giá 5,6 tỷ USD.
Việc thúc đẩy ngành công nghiệp quốc pḥng của Mỹ chỉ là một cách mà sự phân mảnh của nền kinh tế thế giới theo các đường địa chính trị đang thắt chặt mối quan hệ Mỹ - châu Âu, thường là v́ lợi ích của Mỹ.Không chỉ ở mảng thiết bị quân sự, việc Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt đă khiến giá năng lượng và lạm phát tăng mạnh ở châu Âu, đồng thời thúc đẩy nhu cầu của châu Âu đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
Mỹ đă trở thành nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới vào năm ngoái và xuất khẩu LNG của nước này dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2030 nhờ các dự án đă được phê duyệt. Khoảng 2/3 số hàng xuất khẩu đó là sang châu Âu.
Alex Munton, giám đốc nghiên cứu khí đốt và LNG toàn cầu tại Rapidan Energy Group, cho biết có 5 dự án LNG mới đang được xây dựng ở Mỹ với tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ USD. Ông Munton nói, hầu hết các dự án đó chỉ bắt đầu xây dựng sau khi bắt đầu cuộc chiến Ukraine, v́ sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu đă chứng minh giá trị của LNG đối với những người ủng hộ tiềm năng và giúp thúc đẩy các dự án đă lên kế hoạch. Ông Munton nhấn mạnh: “Nền kinh tế Mỹ được hưởng lợi đáng kể nhờ những khoản đầu tư lớn này”.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có trụ sở tại Paris - một hiệp hội của các nền dân chủ dựa trên thị trường, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ đă tăng gần 50% trong khoảng thời gian từ 12 tháng đến tháng 6/2021 và cùng kỳ năm 2023.
Các công ty châu Âu nói riêng bị thu hút bởi khả năng tiếp cận nguồn năng lượng dồi dào và giá rẻ từ Mỹ.
Tuy vậy, bản thân viện trợ quân sự không phải là thuốc chữa bách bệnh về kinh tế. Mặc dù các công ty quốc pḥng đang tạo thêm việc làm, những công ty gắn liền với Ukraine chỉ chiếm một phần tương đối nhỏ trong việc làm và thu nhập quốc gia. Marc Goldwein, giám đốc chính sách cấp cao của Ủy ban Ngân sách Liên bang Có trách nhiệm, cho biết: “Tôi không nghĩ bạn có thể tự tin nói rằng nền kinh tế Mỹ lớn hơn nhờ chiến tranh, nhưng một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế chắc chắn sẽ lớn hơn”.Tiền cũng cần có thời gian để chảy. Quốc hội phải cấp phép cho các quỹ bổ sung dự trữ cho Lầu Năm Góc và sau đó Lầu Năm Góc kư hợp đồng mua thiết bị mới. Việc bán các loại vũ khí chính ra nước ngoài có thể mất nhiều năm và đôi khi thất bại. William Hartung, thành viên cấp cao tại Viện Quản lư Nhà nước có trách nhiệm Quincy, cho biết ngân sách quân sự hàng năm của Ba Lan là khoảng 16 tỷ USD, v́ vậy không rơ làm thế nào nước này có thể sớm trả 30 tỷ USD cho các đơn đặt hàng vũ khí mới.
Ông nói: “Chúng tôi biết rằng có hàng chục tỷ USD hợp đồng tiềm năng dành cho các công ty Mỹ dựa trên những tác động trực tiếp và gián tiếp của cuộc chiến ở Ukraine, nhưng vẫn chưa rơ khi nào các công ty sẽ nhận được số tiền đó”.
Trong khi các chính phủ châu Âu đang trả tiền cho các đơn đặt hàng của họ th́ phần lớn chi tiêu lại được tài trợ bởi người nộp thuế ở Mỹ hoặc bằng cách đi vay, làm tăng thêm thâm hụt liên bang.
Jason Furman, nhà kinh tế tại Đại học Harvard, cho biết: “Chi tiêu quân sự đă lấn át các khoản chi tiêu khác”. Ông lưu ư rằng chi tiêu cho cuộc Chiến tranh Việt Nam trong những năm 1960 đă góp phần khiến nền kinh tế Mỹ quá nóng và lạm phát cao.Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Biden nh́n thấy được lợi ích. Các chuyên gia quân sự lo ngại rằng hàng thập kỷ phi công nghiệp hóa và cắt giảm quy mô quân đội đă khiến cơ sở công nghiệp quốc pḥng không thể cung cấp vũ khí và đạn dược cần thiết cho một thế giới đang nguy hiểm hơn. Nhiều đơn đặt hàng hệ thống vũ khí bị tồn đọng trong nhiều năm.
Cynthia Cook, chuyên gia công nghiệp quốc pḥng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết cuộc chiến Ukraine là lời cảnh báo đối với các chiến lược gia quốc pḥng Mỹ. “Điều mà cuộc chiến Ukraine chỉ ra tương đối nhanh chóng là những hạn chế trong cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Mỹ, đặc biệt là về khả năng phục vụ sản xuất nhanh chóng. Tin tốt là bài học này đă được rút ra khi Mỹ không trực tiếp tham chiến”.
Các quan chức chính quyền Biden cho biết nguồn viện trợ được phân bổ cho Ukraine đang thực sự xây dựng lại cơ sở công nghiệp quốc pḥng của Mỹ, khởi động và mở rộng dây chuyền sản xuất vũ khí và đạn dược, đồng thời hỗ trợ việc làm ở 40 bang.
Theo Bộ Quốc pḥng, chính quyền Mỹ cũng có thể hy vọng vào những lợi ích chính trị bằng cách lưu ư đến tác động đối với người sử dụng lao động ở các bang dao động bầu cử như Pennsylvania và Arizona, mỗi bang sẽ nhận được hơn 2 tỷ USD (từ gói viện trợ cho Ukraine).
|
|