Dũng cảm cứu người nhưng Trương Kiệt không nhận được một lời cảm ơn, phải đơn độc truy t́m thủ phạm suốt 26 năm để chứng minh không nói dối.
Năm 1996, Trương Kiệt cứu hai cô gái khỏi tay năm tên côn đồ trong vũ trường, bị đâm bốn nhát. Sau vụ việc, hai cô gái và nhóm côn đồ đều biến mất. Hành động dũng cảm cứu người của Kiệt chỉ là lời nói không có căn cứ, người xung quanh cho rằng anh khoác lác. Để chứng minh ḿnh thực sự cứu người, Kiệt đơn độc truy t́m những kẻ đă đâm ḿnh và hai cô gái.
Tháng 11/2023, Kiệt nhận được bằng khen của cảnh sát, viết: "Cư dân thành phố Khai Phong Trương Kiệt dũng cảm cứu người gặp nguy nan, thể hiện đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc...", lúc này đă 27 năm kể từ khi sự việc xảy ra.
Những người liên quan "bỗng dưng biến mất"
Năm 1995, Kiệt 20 tuổi, tốt nghiệp ngành nấu ăn của trường trung cấp nghề, làm việc tại xưởng in nơi mẹ công tác.
Khoảng 14h ngày 21/4/1996, Kiệt đạp xe đến ṭa nhà Thuận Thiên ở đường Mă Thị, cách nhà một km. Ṭa nhà Thuận Thiên cao sáu tầng, có vũ trường rộng 700-800 m2 ở tầng hai, khá nổi tiếng ở địa phương.
Khi lên cầu thang tầng hai, một cô gái khoảng 17-18 tuổi chạy đến cầu cứu Kiệt, cho biết ḿnh cùng bạn đến đây chơi, bị vài gă không quen biết trêu chọc, đánh đập. "Họ không để bạn tôi rời đi, mau giúp chúng tôi với", cô gái nói.
Khi Kiệt xông vào vũ trường, năm thanh niên đang đánh một cô gái trẻ. Một người dùng tay bóp cổ, tay kia tát vào mặt cô, chửi bới và nói muốn đánh chết cô. Kiệt can ngăn, đồng thời hỏi cô gái bị đánh có biết những người đàn ông này không, cô gái khóc lóc nói không biết và cầu xin Kiệt cứu ḿnh. Do cố ngăn cản, vài kẻ chuyển mục tiêu sang Kiệt, liên tục đấm đá.
Kiệt gắng sức chạy ra khỏi pḥng, bị đuổi kịp khi đến cầu thang bên ngoài tầng hai. Một kẻ ôm chặt anh từ phía sau, kẻ khác dùng dao làm bếp định chém vào đầu anh, Kiệt tránh được nhưng bị trúng vai phải. Những kẻ khác lấy dao găm đâm anh một nhát vào hông trái và hai nhát vào chân trái. Toàn bộ diễn ra trong chưa đầy một phút.
Kiệt vùng vẫy chạy khỏi ṭa nhà, để lại rất nhiều máu ở hành lang. Biết cách ṭa nhà hơn 200 m có đồn cảnh sát, anh chịu đau chạy đến, vừa chạm vào tay nắm cửa th́ ngất đi. Cảnh sát gọi taxi đưa anh đến bệnh viện cấp cứu.
Theo báo cáo giám định của bệnh viện, Kiệt bị đâm bốn nhát, nghiêm trọng nhất là một vết đâm ở chân trái dài 5 cm và sâu 8 cm.
Kiệt tỉnh lại sau khi hôn mê 17 tiếng. Một cảnh sát họ Bùi từ đồn cảnh sát Lương Uyển thuộc Công an thành phố Khai Phong và một thành viên đội trị an đến pḥng bệnh để ghi lời khai.
Sau khi nằm viện 11 ngày, Kiệt xuất viện vào sáng 2/5/1996. Chiều hôm đó, anh và bố đến gặp cảnh sát Bùi. Anh ta nói: "Không có manh mối nào về hai cô gái và năm tên côn đồ. Anh về nhà trước đi". Sau đó, Kiệt gọi điện, đến tận nơi hỏi thăm hơn chục lần nhưng luôn nhận được câu trả lời "không t́m thấy, tiếp tục chờ tin tức".
Năm 1997, Kiệt lại đến đồn cảnh sát hỏi về vụ án, nhưng không thấy Bùi đâu. Các cảnh sát khác hoặc im lặng hoặc nói không biết anh ta đang ở đâu.
Truy t́m thủ phạm
Vụ án chậm trễ không có kết quả, Kiệt bị đồng nghiệp bàn tán sau lưng: "Hy sinh cứu người cái ǵ, anh ta bị đâm v́ đánh nhau với người khác thôi". Khi lời truyền đến tai, càng nghĩ càng giận, anh quyết định một ḿnh truy t́m thủ phạm, lấy lại công bằng.
Kiệt đi lang thang quanh ṭa nhà Thuận Thiên sau khi tan làm, hỏi mọi người về vụ án năm 1996. Anh đăng thông báo t́m người gần hiện trường vụ án nhưng không nhận được phản hồi v́ không có thông tin ǵ về tên tuổi, ngoại h́nh của người liên quan.
Khách sạn sau lưng Trương Kiệt là vị trí ṭa nhà Thuận Thiên năm xưa. Ảnh: Phoenix
Sau khi cẩn thận hồi tưởng, Kiệt nhớ ra người đàn ông ôm ḿnh từ phía sau trông rất giống nam diễn viên Hong Kong Ngụy Tuấn Kiệt. Anh t́m một bức ảnh của diễn viên này để đi ḍ hỏi, được cho biết có người giống vậy đang làm việc trong một khách sạn ở Trịnh Châu.
Khi bắt xe buưt đến đó, Kiệt vô t́nh phát hiện hai thanh niên cầm dao găm bọc trong báo, lén móc ví của hành khách. Định ngăn cản, anh lại do dự khi nghĩ đến việc ḿnh từng trải qua. Suy nghĩ vài phút, Kiệt lấy điện thoại giả giọng điệu cảnh sát gọi cho "đồng nghiệp". Hai tên trộm nghe thấy lập tức xuống xe.
Ở Trịnh Châu, Kiệt không t́m được người đàn ông nào giống Ngụy Tuấn Kiệt. Không bỏ cuộc, cứ ba ngày anh lại đến khu vực gần ṭa nhà Thuận Thiên để t́m kiếm thông tin.
Ba bốn năm trôi qua vẫn không có manh mối. Đồng nghiệp trong xưởng càng cạnh khóe châm chọc, gọi Kiệt là kẻ nói dối. Bên cạnh đó, vết đâm ở chân trái khiến Kiệt không thể đứng lâu, cách vài tiếng phải ngồi nghỉ xoa bóp chân trong khi công việc yêu cầu đứng liên tục 12 tiếng. Kết quả là Kiệt bị sa thải vào năm 2001.
Mất việc, Kiệt đi nấu ăn ở chợ đêm, rồi làm nhân viên sửa đèn giao thông, lương tháng chỉ 300 nhân dân tệ. Sau khi kết hôn, anh phải nghỉ việc v́ lương không đủ sống.
Năm 2004, vợ chồng Kiệt dành dụm 60.000 nhân dân tệ mở cửa hàng nội thất nhỏ. Kiệt phụ trách lắp đặt nội thất, mỗi lần đến khu dân cư nào làm việc anh cũng cầm theo ảnh của Ngụy Tuấn Kiệt để hỏi thăm. Cuộc t́m kiếm như ṃ kim đáy biển.
Tháng 6/2011, bố Kiệt qua đời. Vài ngày trước khi chết, ông nói với con trai: "Bố thấy rất có lỗi v́ đă không thể bảo vệ con". Năm 2013, mẹ Kiệt mắc chứng cuồng loạn v́ quá lo lắng, cả con cũng không nhận ra.
Đi t́m cô gái được cứu
Những biến cố gia đ́nh và áp lực cuộc sống khiến Kiệt bỏ quên việc truy đuổi thủ phạm trong một thời gian. Năm 2018, vụ án bất ngờ có chút tiến triển.
Khi dự tiệc cưới bạn, Kiệt nghe thấy có người nói: "Mấy năm trước, ở Khai Phong có một cảnh sát họ Bùi bị kết án v́ nhận tiền của người khác". Hỏi ra, người này chính là viên cảnh sát biến mất năm xưa.
Ngày 24/12/2018, Kiệt đến đồn cảnh sát đă tiếp nhận vụ án năm 1996. Anh được gặp một phó giám đốc công an, từ đó được biết cảnh sát Bùi bị phạt tù treo vào năm 1997. Khi bị bắt, anh ta không báo cáo trường hợp của Kiệt, khiến vụ án nằm trong kho lưu trữ hơn 20 năm. Phó giám đốc công an hứa tiếp tục điều tra vụ việc.
Tháng 3/2019, khi cảnh sát hỏi về vụ án, Bùi trả lời: "Khi ấy có gần chục vụ đánh nhau mỗi ngày, tôi không thể nhớ được t́nh tiết của vụ án đó".
Cũng trong tháng 3, cảnh sát yêu cầu Kiệt đến đồn xác định một người tên là Lưu Lệ Na. 23 năm kể từ khi sự việc xảy ra, Kiệt mới biết đó là tên cô gái được anh cứu. Nhưng anh không nhận ra cô trong 20-30 bức ảnh.
Biết được cái tên này, Kiệt thường xuyên đến hiện trường vụ án t́m người. Nửa tháng sau, anh được biết có một người tên Lưu Lệ Na sống cách hiện trường một km. Anh t́m ra Lệ Na sống trong biệt thự ba tầng ở khu nhà giàu.
Qua video thẩm vấn của cảnh sát, Lệ Na thừa nhận được cứu ở ṭa nhà Thuận Thiên, đồng thời cho biết khi đó một người bạn cùng lớp làm nhân viên bảo vệ cũng có mặt và gọi cảnh sát. Nhân viên bảo vệ này có biệt danh là "Tiểu Tam". Cô gái chạy đến cầu cứu tên là Lư Mai, nhưng không có nhiều thông tin.
Phó giám đốc công an đề nghị giúp Kiệt xin giấy chứng nhận dũng cảm cứu người, đưa một phần viện phí và dừng vụ án. Kiệt từ chối, nói không mong được biểu dương mà chỉ muốn t́m những người đó.
Tháng 4/2019, vị phó giám đốc công an này bị giáng chức v́ liên quan một vụ án lớn ở Khai Phong. Không c̣n ai giúp đỡ, Kiệt tiếp tục dựa vào chính ḿnh.
Kiện đ̣i bồi thường 10 nhân dân tệ
Manh mối duy nhất c̣n lại là Lệ Na và nhân viên bảo vệ "Tiểu Tam". Khi Kiệt liên lạc được với "Tiểu Tam", anh ta nói tên thật là Khổng Uy, từng cung cấp manh mối cho cảnh sát Bùi về một chủ cửa hàng ở tầng dưới ṭa nhà, người này nhận ra một trong năm nghi phạm có biệt danh là "Tiểu Đản".
Năm 2019, cảnh sát lấy lại lời khai của Uy. Kết hợp với mô tả ngoại h́nh năm tên côn đồ trong lời khai của Lệ Na, Kiệt xác định rằng "Tiểu Đản" chính là kẻ chém vào vai phải của anh. Anh t́m được ba người tên "Tiểu Đản" sống cách ṭa nhà Thuận Thiên không xa, nhờ cảnh sát yêu cầu Lệ Na nhận dạng. Tuy nhiên, em trai nói Lệ Na bị bệnh tâm thần, không thể hợp tác.
Kiệt bí mật theo dơi Lệ Na, thấy cô mặc đẹp, đeo trang sức vàng ra ngoài một ḿnh, bắt taxi đi mua sắm. Tháng 9/2019, anh hỏi Lệ Na đang đợi xe buưt: "Cô tên là Lưu Lệ Na phải không? Năm 1996 có phải cô từng bị đánh, được tôi cứu, cô c̣n nhớ không?". Đối phương ngạc nhiên nh́n anh rồi nói "Tôi nhớ", nhưng không nói hai lời lên xe bỏ đi.
Ngày 21/10/2019, Kiệt đến TAND quận Kim Minh đệ đơn kiện Lệ Na, yêu cầu xin lỗi và cảm ơn bằng văn bản. Ṭa án cho rằng điều này là không thể nên Kiệt đành khởi kiện dưới danh nghĩa "tranh chấp trách nhiệm pháp lư đối với thương tích do hành vi dũng cảm cứu người" và yêu cầu bồi thường 10 nhân dân tệ.
Anh hy vọng có thể chứng minh bằng cách này: "Sau khi tôi thắng kiện, người khác sẽ không c̣n gọi tôi là kẻ nói dối nữa".
Sau khi lập hồ sơ, thẩm phán thông báo Lưu Lệ Na có giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần cấp độ hai. Lệ Na ly hôn từ lâu, mẹ đă qua đời, hiện người giám hộ là em trai. Không thể kiện Lệ Na, Kiệt nộp đơn kiện người giám hộ của cô.
Tại phiên ṭa ngày 6/5/2020, thẩm phán công nhận hành vi cứu người của Kiệt năm đó. Tháng 6/2020, ṭa ra phán quyết gia đ́nh Lệ Na phải trả cho Kiệt 10 nhân dân tệ.
Gia đ́nh Lệ Na ban đầu định kháng cáo nhưng rồi từ bỏ, chấp nhận nộp 10 nhân dân tệ. Đến nay Kiệt chưa đến nhận số tiền này, cũng không ai trong gia đ́nh Lệ Na nói lời cảm ơn anh v́ chuyện năm xưa.
Khi bản án có hiệu lực, Kiệt đốt một bản sao trước mộ bố. Sau đó anh đăng bản án lên mạng, được một tờ báo tỉnh Hà Nam dành 2/3 trang nhất đưa tin với tiêu đề "Anh hùng không khóc". Kiệt cũng nhận được nhiều sự quan tâm, có người đến nhà anh thăm hỏi và tỏ ḷng cảm phục.
Nhà Trương Kiệt nằm trên đường Yên Chi Hà phía sau lưng anh. Ảnh: Phoenix
Chấp nhận thỏa hiệp
Tháng 9/2021, một người lạ xem video về câu chuyện của Kiệt trên mạng, t́m gặp anh và nói quen biết một nghi phạm. Theo lời kể, một lần uống say, nghi phạm thừa nhận nhóm năm người bọn họ từng chém một người trong ṭa nhà Thuận Thiên. Hai người trong nhóm hiện đă qua đời. Biệt danh của nghi phạm là "Tiểu Đản", tên thật là Tư Quảng.
Kiệt giao manh mối cho cảnh sát. Khi bị triệu tập, Quảng không thừa nhận, v́ thời gian đă quá lâu, không c̣n bằng chứng nên cảnh sát phải thả anh ta.
Tháng 11/2023, cảnh sát trao bằng khen và tiền thưởng 20.000 nhân dân tệ cho Kiệt. Anh lựa chọn thỏa hiệp và quyết định không truy t́m thủ phạm nữa.
Kiệt, nay 48 tuổi, sống trong căn hộ chật hẹp, đơn sơ ở khu chung cư cũ kỹ trên đường Yên Chi Hà, không có hệ thống sưởi và thang máy.
"Tôi bắt đầu truy t́m thủ phạm từ năm 1997 đến năm 2023, suốt 26 năm", Kiệt nói đă quá mệt mỏi. Anh từng nghĩ nếu lúc đó không can thiệp, chắc chắn cuộc đời anh đă khác.
Khi truyền thông phỏng vấn, Kiệt thận trọng không nhắc đến vợ con v́ "sợ có người trả thù".
Dẫu hành vi dũng cảm cứu người không được công nhận, Kiệt vẫn lựa chọn làm người tốt. Vài năm qua, anh nhiều lần nhặt được của rơi trả người đánh mất, giải cứu một bà lăo bị nhốt trong nhà, giúp đỡ một ông lăo bị xe tông và t́m kiếm thủ phạm trên mạng.
Tuy nhiên đôi khi Kiệt cũng do dự. Một buổi sáng tháng 10/2021, đi ngang qua phố sách ở Khai Phong, Kiệt nh́n thấy một người phụ nữ hơn 60 tuổi ngă bên đường, không người qua đường nào dám đỡ bà.
"Tôi không dám đỡ, trước đây tôi đă cứu hai mạng người nhưng không có kết quả tử tế", Kiệt nói. Nhưng sau đó anh buồn phiền rất lâu. Tháng 2/2023, khi lại gặp một người già bị ngă, anh giúp đỡ và quay video làm chứng.
VietBF@sưu tập