Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang có kế hoạch đầu tư 20 tỷ USD để thay thế các cần cẩu trên bến cảng tại Mỹ nhằm ngăn chặn tin tặc Trung Quốc do thám các cảng của Mỹ.
Theo tờ Daily Mail (Anh), vào ngày 21/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă kư một sắc lệnh hành pháp, trao cho Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ quyền ban hành các yêu cầu an ninh mạng cơ bản đối với các tàu vận tải và cảng trong bối cảnh lo ngại tin tặc Trung Quốc nhắm vào cơ sở hạ tầng của Mỹ, bao gồm cả các cảng.
Một vấn đề được đặc biệt chú ư là cần cẩu trên bến cảng, giúp di chuyển các container hàng hóa ra khỏi tàu.
Các cần cẩu khổng lồ tại Cảng Baltimore, Maryland, Mỹ. Ảnh: Daily Mail
80% cần cẩu tại các cảng của Mỹ là hàng Trung Quốc
Anne Neuberger - Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về công nghệ mạng và công nghệ mới nổi - cho biết: "Chúng tôi cảm thấy có rủi ro chiến lược thực sự ở đây".
"Về cơ bản những cần cẩu này đang đảm nhiệm việc di chuyển các container cỡ lớn ra vào cảng. Nếu chúng bị mă hóa trong một cuộc tấn công tội phạm, hoặc được đối thủ thuê hay vận hành, th́ điều đó có thể có tác động thực sự đến công tác vận chuyển hàng hóa trong nền kinh tế của chúng ta [Mỹ] và việc vận chuyển hàng hóa của quân đội chúng ta qua các cảng", Neuberger nói.
Quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden lưu ư rằng, 80% cần cẩu được sử dụng tại các cảng của Mỹ được sản xuất tại Trung Quốc và sử dụng phần mềm của Trung Quốc, dẫn đến lo ngại rằng cần cẩu có thể được sử dụng như một công cụ gián điệp của nước này.
Theo Daily Mail, trong số 200 cần cẩu do Trung Quốc sản xuất đang vận hành tại các cảng của Mỹ, các chuyên gia an ninh mạng của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đă thực hiện đánh giá an ninh và truy quét phần mềm độc hại trên 92 chiếc, hoặc cũng có thể chưa đến một nửa trong số đó.
Nhưng Tổng thống Biden đang đầu tư mạnh vào việc trang bị những cần cẩu do Mỹ chế tạo trong 5 năm tới, lấy tiền từ dự luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng trị giá 1 ngh́n tỷ USD.
Những cần cẩu này sẽ được một công ty con của Mitsui - một công ty Nhật Bản - chế tạo tại Mỹ.
Các quan chức Mỹ cho biết, đây sẽ là lần đầu tiên sau 30 năm cần cẩu được chế tạo trong nước Mỹ.
Chuẩn đô đốc John Vann - người đứng đầu Bộ chỉ huy mạng thuộc Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ - cho biết: "Theo thiết kế, những chiếc cần cẩu này có thể được điều khiển, bảo dưỡng và lập tŕnh từ các địa điểm xa".
"Những đặc điểm này có khả năng khiến cần cẩu do Trung Quốc sản xuất dễ bị xâm nhập", Vann nói.
Phản ứng của Trung Quốc
Theo Daily Mail, động thái mới này là một phần trong những ưu tiên của chính phủ Mỹ nhằm hiện đại hóa cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng như lưới điện, bến cảng và đường ống năng lượng... khi chúng ngày càng được quản lư và kiểm soát trực tuyến, thường là từ xa.
Ông Vann lưu ư: "Hệ thống cảng và đường thủy của Mỹ chiếm hơn 5,4 ngh́n tỷ USD trong hoạt động kinh tế hàng năm của đất nước chúng ta [Mỹ] và các cảng của chúng ta đóng vai tṛ là cửa ngơ cho hơn 90% tổng thương mại với nước ngoài".
Theo Daily Mail, một số quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm cả Giám đốc FBI Christopher Wray, đă cảnh báo về mối đe dọa do tin tặc Trung Quốc xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, những kẻ có mục đích đánh sập mạng lưới điện, đường ống dẫn dầu và hệ thống cung cấp nước của Mỹ.
Các nhà lập pháp của Đảng Cộng ḥa cũng bày tỏ quan ngại. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa John Cornyn của Texas đă viết trên X yêu cầu chính phủ Mỹ đánh giá các mối đe dọa đối với các cảng của Mỹ do cần cẩu được sản xuất tại các quốc gia có liên quan, đặc biệt là những cần cẩu do Công ty Công nghiệp nặng Zhenhua Thượng Hải (ZPMC) của Trung Quốc sản xuất.
Và trong suốt một năm qua, các quan chức của Lầu Năm Góc cũng bày tỏ lo ngại rằng cần cẩu trên bến cảng Mỹ do nhà sản xuất ZPMC có trụ sở tại Trung Quốc sản xuất thực chất là "ngựa Trojan".
Theo Daily Mail, cần cẩu được chế tạo tốt và rẻ tiền nhưng chứa các cảm biến phức tạp có thể đăng kư và theo dơi các container, dẫn đến lo ngại rằng Bắc Kinh có thể nắm bắt được thông tin về loại hàng hóa được vận chuyển vào hoặc ra khỏi nước Mỹ để hỗ trợ các hoạt động quân sự của nước này trên khắp thế giới.
Các cần cẩu khổng lồ thường được chuyển đến các cảng của Mỹ, được lắp ráp hoàn chỉnh trên tàu và được vận hành thông qua phần mềm do Trung Quốc sản xuất.
Trong một số trường hợp, các cần cẩu được hỗ trợ bởi các công dân Trung Quốc làm việc tại Mỹ với thị thực hai năm.
Cũng theo Daily Mail, Bắc Kinh cho biết mối lo ngại về việc hack các cần cẩu của Mỹ là do "hoang tưởng".
Ngày 22/1, khi trả lời các câu hỏi liên quan tại một cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng "t́nh trạng hoang tưởng bị uy hiếp" của các chính trị gia Mỹ ngày càng nghiêm trọng.
Ông Uông tuyên bố rằng, từ việc cáo buộc thiết bị công nghệ thông tin của Trung Quốc để lại "cửa sau", cần cẩu do Trung Quốc sản xuất là "ngựa Trojan" để thu thập thông tin t́nh báo, cho đến phóng đại pin xe điện Trung Quốc "đe dọa" an ninh quốc gia… "ư định thực sự của Mỹ nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc dưới chiêu bài an ninh quốc gia ngày càng lộ rơ".
VietBF@ Sưu tập