Armenia đă tạm đ́nh chỉ việc tham gia Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), Thủ tướng Nikol Pashinyan cho biết trong một cuộc phỏng vấn.Ông nói: "Theo quan điểm của chúng tôi, liên quan đến Armenia, thỏa thuận đă không được thực thi, đặc biệt là trong giai đoạn 2021 - 2022. Chúng tôi không thể để việc này tiếp diễn. Chúng tôi đă đ́nh chỉ việc tham gia thỏa thuận. Hăy xem điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo”.
Trả lời câu hỏi về khả năng đóng cửa căn cứ quân sự Nga ở Armenia, Thủ tướng Pashinyan nói rằng tại thời điểm này việc đó chưa được tính đến.
Ngày 23/2, người phát ngôn Điện Kremlin - Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn chưa thảo luận về các tuyên bố liên quan đến tư cách thành viên CSTO của Armenia với Thủ tướng Pashinyan.
"Hiện tại chưa có cuộc thảo luận nào. Tuy nhiên trong khuôn khổ các cuộc làm việc, chúng tôi sẽ t́m hiểu xem ư nghĩa của tuyên bố đó là ǵ. Chúng tôi sẽ tiếp tục đối thoại với Yerevan", ông Peskov nói.
Armenia bắt đầu từ chối tham dự một số sự kiện và cuộc tập trận quân sự của CSTO vào năm ngoái. Thủ tướng Pashinyan trước đây cho biết Yerevan không có kế hoạch chính thức cắt đứt quan hệ với khối. Tuy nhiên, ông kêu gọi liên minh và thành viên hàng đầu là Nga ủng hộ Armenia trong cuộc xung đột với Azerbaijan.Đầu tháng này, Yerevan và Baku cáo buộc đối phương nổ súng ở biên giới khiến bốn binh sĩ Armenia thiệt mạng và một lính biên pḥng Azerbaijan bị thương. Thủ tướng Pashinyan tuyên bố sau cuộc đụng độ rằng Azerbaijan đang lên kế hoạch cho “một cuộc xung đột toàn diện” chống lại đất nước của ḿnh. Ngược lại, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev cáo buộc Armenia đă khuấy động căng thẳng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào tháng 12/2023 rằng việc rút khỏi CSTO sẽ "không có lợi cho Armenia". Tuy nhiên, ông nói thêm rằng quyết định cuối cùng nên do Yerevan đưa ra, đồng thời nhấn mạnh Mátxcơva mong muốn duy tŕ mối quan hệ hữu nghị với quốc gia Nam Caucasus.
CSTO là khối an ninh bao gồm sáu quốc gia thuộc Liên Xô cũ: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan. Khối được thành lập vào năm 1992, sau khi Liên Xô sụp đổ, có vai tṛ đảm bảo an ninh cho các quốc gia thành viên.
Khối có trụ sở chính tại Mátxcơva, nhưng các quốc gia thay nhau giữ vai tṛ lănh đạo, c̣n gọi là chủ tịch luân phiên.
Các quyết định của CSTO được đưa ra dựa trên cơ sở nhất trí. Các thành viên của khối thường tổ chức tập trận chung hằng năm, và được yêu cầu không tham gia các khối quân sự khác, ví dụ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu.
|