Theo như trên thế giới hiện nay, bên cạnh Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu quế hàng đầu thế giới, khiến Ấn Độ, Mỹ là những thị trường rất ưa chuộng mặt hàng này của Việt Nam là "kho báu" lớn thứ 3 thế giới .
Quế - loài cây báu vật
Quế hay c̣n gọi là quế ngọc, nằm trong khoảng 130 vị thuốc được ghi trong cuốn sách cổ của Trung Quốc - Sơn Hải Kinh. Quế là một trong những loại gia vị được con người sử dụng sớm nhất và cũng là một loại thảo dược nổi tiếng.
Cây quế toàn thân là báu vật với rất nhiều công dụng, vỏ có thể dùng làm gia vị, lá có thể chiết xuất tinh dầu, thân có thể dùng làm củi nhưng ứng dụng phổ biến nhất trong cuộc sống là vỏ quế.
Theo trang tin sức khỏe nổi tiếng Proactive Health (Mỹ), quế rất hiếm và rất có giá trị thời Ai Cập cổ đại đến mức nó được coi là một món quà để dâng lên các vị vua.
Vào thời Đế chế La Mă, nó được sử dụng cho mục đích y học hoặc tinh chế nước hoa. Ở thời trung cổ, quế được dùng trong nấu ăn.
Ở Trung Quốc, người ta xếp quế đứng đầu nhóm ngũ vị hương. Người Trung Quốc cổ đại đă nghiên cứu dùng quế để tạo hương vị cho rượu.
Quế có nhiều công dụng trong cuộc sống. Ảnh: worldatlas.com
Theo Bách khoa toàn thư Britannica (Anh), quế từng có giá trị hơn vàng. Đây là loại gia vị mang lại lợi nhuận cao nhất trong số tất cả các loại gia vị được Công ty Đông Ấn Hà Lan buôn bán.
Năm 2022, DutchReview báo cáo rằng công ty thành lập vào năm 1602 này từng được định giá 78 triệu USD, tương đương 7,9 ngh́n tỷ USD ngày nay. Điều đó khiến Công ty Đông Ấn Hà Lan có giá trị hơn cả Apple, Microsoft và Amazon cộng lại.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, quế được coi là một trong những loại thuốc thảo dược quan trọng, có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Truyền thuyết của Trung Quốc kể lại rằng, vào thời Xuân Thu, Tây Thi, một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Hoa cổ đại đă dùng quế để chữa bệnh đau cổ họng.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, quế không chỉ là một loại gia vị thơm cay mà c̣n là một loại thuốc có tính ấm để bổ sung dương khí.
Ngày nay, chúng ta thích ăn đồ lạnh mát, sống lâu trong pḥng máy lạnh, ít vận động và thường xuyên thức khuya khiến năng lượng dương hao tổn nên, việc tiêu thụ hợp lư một lượng quế mỗi ngày sẽ có lợi cho sự phát triển của dương khí trong ngũ tạng.
"Kho báu" của Việt Nam
Trên thế giới hiện nay, bên cạnh Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu quế hàng đầu thế giới.
Theo VTV, tại Hội thảo Phát triển bền vững ngành quế Việt Nam năm 2023, Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Triệu Văn Lực cho biết Việt Nam là quốc gia có diện tích trồng quế đứng thứ 3 trên toàn thế giới, với 180.000 ha.
Theo báo cáo tháng 1/2024 của Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, năm 2023 Việt Nam xuất khẩu được 89.383 tấn Quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 260,9 triệu USD, tăng 14,6% về lượng và nhưng giảm 10,7% về giá trị so với năm 2022.
Giá b́nh quân xuất khẩu quế trong năm 2023 đạt 2.918 USD/tấn giảm 22,1% s với năm 2022.
Ấn Độ là thị trường xuất khẩu chính của Quế Việt Nam chiếm 42,6% đạt 38.038 tấn, tăng 14,0% so với năm trước.
Tiếp theo là các thị trường Mỹ: chiếm 11,4% đạt 10.163 tấn, tăng 7,0%; Bangladesh chiếm 6,2% đạt 5.564 tấn, tăng 32,1%…
Thậm chí, theo số liệu năm 2022, Việt Nam là nước xuất khẩu quế số 1 trên thế giới với kim ngạch đạt trên 292 triệu USD.
Báo Công an Nhân dân dẫn lời Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ Bùi Trung Thướng cho biết, quế Việt Nam được ưa chuộng tại Ấn Độ do hàm lượng tinh dầu tốt, có hương vị đặc trưng.
C̣n tại thị trường Mỹ, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ Đỗ Ngọc Hưng chia sẻ, đây là thị trường được đánh giá tiềm năng đối với sản phẩm quế của Việt Nam. Sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng quan tâm đến sản phẩm tăng cường sức đề kháng, dễ chế biến tại nhà. Mặt khác, nhu cầu tinh dầu tại quốc gia này ngày càng tăng nên mặt hàng quế Việt Nam càng được ưa chuộng.
Tuy vậy, theo Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam Hoàng Thị Liên hiện ngành quế Việt Nam c̣n gặp nhiều khó khăn như chưa có định hướng chiến lược phát triển bền vững ở cấp quốc gia; thiếu cơ chế để đưa ra những nghiên cứu nhằm kịp thời phản hồi yêu cầu của thị trường.
Đặc biệt, chất lượng cây giống c̣n bỏ ngỏ nên đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho sản lượng quế Việt Nam c̣n thấp hơn rất nhiều so với năng suất quế thế giới, đặc biệt là Trung Quốc.
Do đó, tại cuộc hội thảo năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đă đưa ra quyết định một số quyết định điều chỉnh, định hướng phát triển ngành quế nhằm tạo đà phát triển xứng tầm cho ngành này.