Sự hợp tác giữa Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) và lực lượng t́nh báo Ukraine được coi là mấu chốt cho khả năng pḥng thủ của Kiev, trong bối cảnh xung đột đă bước sang năm thứ 3 khiến hàng trăm ngh́n người thiệt mạng.
Ẩn ḿnh trong một khu rừng rậm rạp, căn cứ quân sự của Ukraine trông không khác ǵ một ṭa nhà bỏ hoang – nơi từng bị phá hủy sau các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga. Nhưng đó là những ǵ diễn ra trên mặt đất.Cách đó không xa là một lối đi kín đáo dẫn xuống hầm ngầm, nơi các đơn vị Ukraine theo dơi vệ tinh do thám và nghe lén các cuộc đối thoại của chỉ huy Nga. Trong hầm ngầm có rất nhiều trang thiết bị tiên tiến. Chỉ vào màn h́nh máy vi tính, một binh sỹ Ukraine cho biết, có một đường màu đỏ là chỉ dấu lộ tŕnh của máy bay không người lái mang theo chất nổ xuyên qua hệ thống pḥng không của Nga, từ một địa điểm ở miền Trung Ukraine đến mục tiêu tại thành phố Rostov (Nga).
Hầm ngầm này được xây dựng để thay thế trung tâm chỉ huy bị phá hủy vài tháng sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt. Đây được coi là trung tâm đầu năo bí mật của quân đội Ukraine. Ngoài ra, c̣n một bí mật nữa, hầm ngầm được Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) tài trợ gần như hoàn toàn và trang bị một phần.
Sự hợp tác về mặt t́nh báo giữa Mỹ và Ukraine được coi là mấu chốt cho khả năng pḥng thủ của Kiev, trong bối cảnh xung đột đă bước sang năm thứ 3 khiến hàng trăm ngh́n người thiệt mạng. Theo New York Times, CIA và nhiều cơ quan t́nh báo khác của Mỹ đă cung cấp thông tin về những cuộc tấn công bằng tên lửa, theo dơi sự di chuyển của quân đội Nga và giúp hỗ trợ mạng lưới do thám. Nhưng Ukraine không phải là bên được hưởng lợi duy nhất.
Sự hợp tác này thậm chí kéo dài trước xung đột, bén rễ từ cách đây hơn một thập kỷ, đưa Ukraine trở thành một trong những đối tác t́nh báo quan trọng nhất của Mỹ trong cuộc đối đầu với Nga.Trạm nghe lén đặt trong rừng của Ukraine là một phần của mạng lưới căn cứ gián điệp do CIA hỗ trợ xây dựng trong suốt 8 năm qua. Mạng lưới này có 12 địa điểm bí mật dọc biên giới với Nga. Theo New York Times, Ukraine được cho là đă giúp Mỹ truy lùng các đặc vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
New York Times đưa tin, vào năm 2016, CIA bắt đầu huấn luyện lực lượng đặc công tinh nhuệ của Ukraine, được biết đến với tên gọi Đơn vị 2245 – chuyên thu giữ máy bay không người lái và thiết bị liên lạc của Nga để các kỹ thuật viên của CIA có thể thiết kế ngược và bẻ khóa các hệ thống mă hóa của Moscow.
CIA được cho là đă giúp đào tạo một thế hệ nhân viên t́nh bào Ukraine hoạt động ở khắp châu Âu và nhiều nơi khác có sự hiện diện của Nga. Theo New York Times, sự hợp tác này trở nên sâu rộng đến mức, các sỹ quan của CIA vẫn bám trụ tại một địa điểm xa xôi ở miền Tây Ukraine, ngay cả khi chính quyền Tổng thống Biden sơ tán nhân viên khoảng vài tuần trước khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022. Trong suốt cuộc xung đột, nhân viên CIA được cho là đă chuyển tiếp nhiều thông tin t́nh báo quan trọng, trong đó có cả địa điểm Nga đang lên kế hoạch tấn công và những hệ thống vũ khí họ sẽ sử dụng.
Ivan Bakanov - người đứng đầu cơ quan t́nh báo nội địa Ukraine thời điểm đó cho biết: “Nếu không có CIA, chúng tôi sẽ không có cách nào chống chọi hoặc đẩy lùi Nga”.
Trong số những thông tin mà New York Times tiết lộ, có những thông tin đă được giữ bí mật chặt chẽ trong suốt 1 thập kỷ. Giờ đây, những mạng lưới t́nh báo mà cả Mỹ và Ukraine hợp tác gây dựng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết khi Nga đang ở thế tấn công c̣n Ukraine chuyển sang thế pḥng thủ. Kiev ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào hoạt động tấn công bằng tên lửa tầm xa, đ̣i hỏi phải có các nhân viên t́nh báo ở phía sau pḥng tuyến của Nga. Theo giới phân tích, nếu đảng Cộng ḥa trong Quốc hội Mỹ ngăn cản thành công gói viện trợ quân sự dành cho Ukraine th́ quy mô hoạt động của CIA tại Ukraine có thể bị thu nhỏ lại.Để cố gắng trấn an giới lănh đạo Ukraine, Giám đốc CIA, ông William J. Burns đă có chuyến thăm bí mật tới Ukraine vào tuần trước. Đây là chuyến thăm thứ 10 của ông kể từ khi xung đột nổ ra.
Quá tŕnh xây dựng tuyến hầm ngầm
Con đường hẹp dẫn đến căn cứ bí mật được bao quanh bằng các băi ḿn, vốn được xem là tuyến pḥng thủ kiên cố khoảng vài tuần sau khi Nga phát động cuộc tấn công. Tên lửa của Nga từng bắn trúng và phá hủy căn cứ này, nhưng vài tuần sau, quân đội Ukraine đă quay trở lại.
Nhờ khoản tài chính và trang thiết bị do CIA cung cấp, các đơn vị Ukraine, dưới sự chỉ huy của Tướng Dvoretskiy đă bắt đầu xây dựng lại căn cứ, nhưng ở dưới ḷng đấ để tránh bị phát hiện họ chủ yếu xây dựng vào ban đêm, khi các vệ tinh do thám của Nga không được triển khai. Các công nhân cũng đỗ xe cách rất xa công trường.
Với những thiết bị liên lạc và máy tính chủ do CIA tài trợ, Tướng Dvoretskiy cho biết, các đơn vị của ông đang sử dụng căn cứ này để đột nhập vào mạng lưới liên lạc an toàn của quân đội Nga.
“Đây là những thiết bị có thể đột nhập vào các vệ tinh và giải mă những cuộc tṛ chuyện bí mật”, ông Dvoretskiy tiết lộ.
Trong lúc đó, một sỹ quan khác đặt hai bản đồ mới được sản xuất trong thời gian gần đây lên bàn, làm bằng chứng cho thấy Ukraine đang theo dơi các hoạt động của Nga trên khắp thế giới. Bản đồ đầu tiên cho thấy tuyến đường bay của các vệ tinh do thám Nga di chuyển qua miền Trung Ukraine. Bản đồ thứ hai cho thấy các vệ tinh do thám của Nga bay qua những cơ sở quân sự chiến lược, trong đó có cả cơ sở vũ khí hạt nhân ở miền Đông và miền Trung nước Mỹ.
Tướng Dvoretskiy cho biết, CIA bắt đầu cung cấp radia và thiết bị mă hóa để chặn liên lạc bí mật của Nga vào năm 2016, sau cuộc họp quan trọng tại Scattergood.
Ngoài căn cứ này, CIA cũng giám sát một chương tŕnh đào tạo ở 2 thành phố châu Âu để dạy các sỹ quan t́nh báo Ukraine cách đánh cắp thông tin bí mật và truy t́m gián điệp của đối phương, có tên gọi “Chiến dịch Cá vàng”. Các sỹ quan của Chiến dịch Cá vàng sau đó nhanh chóng được triển khai tới 12 căn cứ tiền phương mới được xây dựng dọc biên giới với Nga. Tướng Kondratiuk của Ukraine cho biết, từ mỗi căn cứ, các sĩ quan Ukraine điều hành mạng lưới gián điệp thu thập thông tin t́nh báo bên trong nước Nga.
Theo New York Times, nhân viên của CIA đă lắp đặt thiết bị tại các căn cứ để thu thập thông tin t́nh báo, đồng thời phối hợp với những sỹ quan tốt nhất của Ukraine trong chương tŕnh Chiến dịch Cá vàng để tiếp cận các nguồn lực tiềm năng của Nga. Những sỹ quan này sau đó đào tạo các đặc vụ ngầm trên lănh thổ Ukraine nhằm tiến hành các hoạt động du kích trong trường hợp bị chiếm đóng.
Thông thường phải mất nhiều năm, CIA mới có thể t́m kiếm đủ niềm tin để tiến hành các hoạt động chung với một cơ quan t́nh báo nước ngoài. Nhưng với Ukraine, quá tŕnh chỉ mất chưa đầy 6 tháng, Quan hệ đối tác đă giúp CIA thu thập được nhiều thông tin về Nga đến mức họ phải chuyển đến Langley để xử lư.
Nhưng CIA vẫn có lằn ranh đỏ. Họ sẽ không giúp Ukraine tiến hành các hoạt động tấn công sát thương. Một cựu quan chức cấp cao của Mỹ cho biết: “Chúng tôi luôn có sự phân biệt rạch ṛi giữa hoạt động thu thập thông tin t́nh báo và hoạt động tấn công gây leo thang căng thẳng”.
|
|