Đằng sau câu dặn dò này là những trải nghiệm cay đắng của rất nhiều người.
Mạc Ngôn sinh năm 1955, là một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, xuất thân từ nông dân. Ông từng được thế giới biết đến với tác phẩm Cao lương đỏ đã được đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim. Bộ phim đạt giải Gấu vàng tại Liên hoan phim quốc tế Berlin năm 1988. Năm 2012, Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học, trở thành nhà văn đầu tiên mang quốc tịch Trung Quốc nhận được giải thưởng danh giá này.
"Người chín muộn" cũng là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nam nhà văn. Đây là một tuyển tập truyện ngắn, kể về những sự vật và con người ở quê hương Cao Mật của ông. Những câu chuyện đựng cả niềm vui và nỗi buồn, cũng như một chút mỉa mai, thể hiện các khía cạnh của cuộc sống.
Đọc "Người chín muộn", độc giả ngộ ra, sau khi về hưu có 2 điều mà các bậc cha mẹ phải giấu kín với con cái để con có thể thực sự trưởng thành, gia đình có thể hạnh phúc, bình yên.
Nhà văn Mạc Ngôn
1. Giấu tiền hưu trí
Các đồng nghiệp cũ ở nơi làm việc luôn cảnh báo nhóm người trẻ: "Bạn phải cẩn thận, đừng quá thực tế và đừng bao giờ nói với con cái mình có bao nhiêu tiền". Lúc này, những người đồng nghiệp trẻ không hiểu hết ý của tiền bối. Nhưng đến tuổi, họ mới hiểu ra, đằng sau câu dặn dò này là những trải nghiệm cay đắng của rất nhiều người.
Bản chất con người không thể chịu đựng được sự thử thách của tiền bạc. Ngay cả giữa cha mẹ và con cái, một khi biết cha mẹ bao nhiêu lương hưu, con cái sẽ có đủ thứ ham muốn, chẳng hạn như mua nhà, mua ô tô,... Cuộc sống mọi nơi đều cần tiền.
Thông thường, cha mẹ nên giúp đỡ con cái. Tuy nhiên, mong muốn của con người không có ranh giới. Họ muốn một ngôi nhà nhưng cũng muốn một chiếc ô tô, rồi thêm nhiều thứ khác,... Sau này nếu cha mẹ nói với con: " Cha mẹ không có tiền" thì con sẽ cho rằng chúng ta quá keo kiệt và cảm thấy bực bội.
Thực tế, chúng ta không thể đánh giá quá cao bản chất con người. Đã có bao nhiêu cha mẹ và con cái đã quay lưng lại với nhau chỉ vì tiền. Cuộc sống bị xáo trộn và người đau khổ chính là cha mẹ.
Một khi đã lớn, các con nên học cách tự lập, sống một cuộc sống tốt đẹp hơn nhờ chính thu nhập từ sức lao động của bàn thân, thay vì cố gắng bào rút khoản tiền tiết kiệm dưỡng già của cha mẹ.
Tiền bạc là con dao sắc bén có thể làm tổn thương mối quan hệ cha mẹ - con cái. Tốt nhất, cha mẹ không nên tiết lộ lương hưu của mình cho con cái để tránh những rắc rối không đáng có.
2. Che giấu mong muốn kiểm soát con cái
Sau khi nghỉ hưu, vì có nhiều thời gian rảnh rỗi nên không ít người dồn hết tâm sức cho con cái. Hàng ngày con làm gì họ cũng thích can thiệp, dặn con điều này không tốt, điều kia không được và mong con sẽ làm theo ý mình.
Cách tiếp cận này là một loại kiểm soát. Trong thâm tâm cha mẹ, con cái họ nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm sống. Họ lo con sẽ hoảng sợ khi có chuyện xảy ra nên muốn hướng dẫn con nhiều hơn để con có thể đi trên con đường tốt đẹp.
Tất nhiên suy nghĩ này là tốt, nhưng chúng ta đừng quên rằng, khi chúng ta ở độ tuổi về hưu thì con cái cũng đã lớn, đã bước chân vào xã hội. Con phải tự mình đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống.
Ngay cả khi con gặp phải thất bại, đây vẫn là một thử thách đối với con. Con sẽ học cách trưởng thành trong quá trình giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể là người hướng dẫn con cái nhưng không được trở thành người kiểm soát con mình.
Xã hội không ngừng tiến bộ, và những gì chúng ta cho là đúng chưa chắc đã là những gì con cái chúng ta cho là đúng. Hơn nữa, có rất nhiều chuyện không rõ ràng đúng sai, điều chúng ta thực sự mong muốn chính là một đứa trẻ ngoan ngoãn.
Nếu cha mẹ không thể học cách buông bỏ và luôn muốn kiểm soát cuộc sống của con thì cuối cùng chính chúng ta sẽ hủy hoại con, biến con thành người ỷ lại, không biết tự lập. Không chỉ vậy, sự kiểm soát của cha mẹ còn vô tình "xây" một bức tường dày, khiến tình cảm cha mẹ - con cái bị ngăn cách.
Vì vậy, bậc cha mẹ thông minh phải học cách buông bỏ và cho con một thế giới tự do, được quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đây chính là cách làm đúng đắn nhất để giúp con đứng vững trên đường đời.
VietBF@ Sưu tập