Theo như nhất cử nhất động trong «đối tác Nga-Trung» đều được Âu - Mỹ mổ xẻ, phân tích dưới mọi góc độ.trong lúc Liên bang Nga trở thành «chư hầu» của Bắc Kinh, sau khi Bruxelles hay Luân Đôn, do bị phương Tây trừng phạt từ khi khởi động chiến tranh xâm lược Ukraina, Nga «trả giá» bằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc. do Nga đưa quân xâm chiếm Ukraina, tại Bắc Kinh tổng thống Vladimir Putin đă nói đến « t́nh bạn vô bờ bến » với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh và tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bắc Kinh, đúng 20 ngày trước khi điện Kremlin đưa quân xâm chiếm Ukraina. Ảnh 04/02/202. AP - Alexei Druzhinin
Theo quan điểm của phương Tây, trục Vladimir Putin -Tập Cận B́nh là một mối quan hệ « bất cân xứng », một« liên minh t́nh thế, giả tạo, miễn cưỡng ». Do bị cô lập trên trường quốc tế v́ chiến tranh Ukraina, Nga phải chấp nhận « lệ thuộc càng lúc càng nhiều vào nước láng giềng phương đông mạnh mẽ và bướng bỉnh ». Nh́n từ Matxcơva, nơi Arnaud Dubien điều hành Đài Quan Sát Pháp Nga, t́nh h́nh hoàn toàn khác.
Trước hết tác giả điểm lại đôi chút về quan hệ giữa Nga với Trung Quốc : Rút kinh nghiệm từ lục đục giữa cựu lănh đạo Liên Xô Nikita Krouchtchev với Mao Trạch Đông cuối thập niên 1950, khi mà « t́nh bạn vĩnh cửu chỉ thọ được chừng một chục năm », giới lănh đạo Nga ngày nay « không bao giờ » sử dụng hai chữ « liên minh » khi nói đến quan hệ song phương và cũng khó mà nói đến « một liên minh giữa hai cường quốc nguyên tử ». Do vậy Matxcơva sử dụng cụm từ « đối tác chiến lược » để chỉ quan hệ nồng thắm với Bắc Kinh.
Năm 2001, hai nước đă kư kết « thỏa thuận hữu nghị » và kể từ tháng 2/2022 th́ « t́nh bạn ấy càng lúc càng thắm thiết » : Vào thời điểm mà nước Nga đang chủ trương « phi phương Tây hóa », điện Kremlin càng thấy « xoay trục sang phương đông » là thượng sách.
Theo quan điểm của Matxcơva, « Trung Quốc không có lợi ích ǵ nếu Nga bại trận ở Ukraina. Khác với phương Tây, Bắc Kinh không can thiệp vào công việc nội bộ của Matxcơva và lại càng không có ư định làm thay đổi mô h́nh chính trị của nước Nga ».
Kinh tế : Trung Quốc, một cánh tay đắc lực
Trước khi Vladimir Putin tiến hành « chiến dịch quân sự đặc biệt » tại Ukraina, trao đổi mậu dịch là nhược điểm trong quan hệ song phương. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều đang từ 63,7 tỷ đô la năm 2016 nhảy vọt lên tới 240 tỷ vào năm 2023. Trung Quốc qua mặt Liên Âu, trở thành đối tác thương mại quan trọng nhất của Nga. Lại cũng Trung Quốc và Ấn Độ trở thành những khách hàng mua dầu hỏa quan trọng nhất của Nga.
Theo lời thủ tướng Mikhail Michoustine, hiện tại 90 % trao đổi mậu dịch song phương được thanh toán bằng đồng rúp của Nga và nhân dân tệ của Trung Quốc, « Exit đồng đô la Mỹ ». Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, « riêng trong năm 2022, sự hiện diện của các ngân hàng Trung Quốc tại Nga đă được nhân lên gấp bốn ». Xe hơi Trung Quốc đă « nhanh chóng thế chỗ các tập đoàn phương Tây như Renault hay Volkswagen » và các hăng xe Trung Quốc đă bắt đầu sản xuất trên lănh thổ Nga.
Ngoài ra, « t́nh báo Mỹ khẳng định Nga đă bắt đầu nhập khẩu linh kiện bán dẫn của Trung Quốc qua các trung gian ở Hồng Kông ; (…) 12 triệu drone Trung Quốc (…) ; trang thiết bị radar và gây nhiễu sóng (….) một trăm ngàn áo, mũ chống đạn (…) », tiếp sức cho cỗ máy chiến tranh của Vladimir Putin.
Năm hạt sạn trong đối tác chiến lược Nga -Trung
Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều « hạt sạn » trong t́nh bạn vô bờ bến giữa Matxcơva và Bắc Kinh. Arnaud Dubien, Đài Quan Sát Pháp Nga, ghi nhận ít nhất 5 hồ sơ gây bất đồng.
Trước hết, đàm phán bế tắc về dự án Force Sibérie 2 đưa 50 tỷ mét khối khí đốt của Nga từ Yamal đến Trung Quốc. Tổng thống và bộ trưởng Năng Lượng Nga cố trấn an công luận rằng dự án được khởi động từ 2019 sẽ hoàn tất trước cuối thập niên này. Đây vốn được xem là một biểu tượng cho chính sách « hướng đông » của ngành năng lượng Nga. Khúc mắc nằm ở chỗ các điều kiện của phía Trung Quốc rất gắt gao. Trên bàn đàm phán cho dự án khổng lồ đó, dường như Bắc Kinh đă gạt những « t́nh cảm » sang một bên.
Hạt sạn thứ nh́ là các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Nga bị giới hạn v́ một số lệnh trừng phạt của Âu - Mỹ nhắm vào Matxcơva. Thí dụ như một số ngân hàng Trung Quốc thận trọng trong các khoản giao dịch với các đối tác Nga, tránh để bị « liên lụy » hay bị đưa vào danh sách đen. Hồ sơ thứ ba liên quan đến một số hoạt động của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi trên lănh thổ Nga. Theo tác giả bài viết trên nguyệt san Le Monde Diplomatique, Hoa Vi đă đầu tư rất nhiều vào Nga, nhưng rồi đă phải tạm dừng một số hoạt động, cho dù là trong thời gian gần đây tập đoàn này được cho là đă « âm thầm khởi động lại nhiều thương vụ với các đối tác Nga ».
Nhưng nếu như t́nh hữu nghị vô bờ bến giữa Vladimir Putin và Tập Cận B́nh bị rạn nứt, th́ có thể là do hai hồ sơ cuối cùng được Arnaud Dubien nêu lên : Ảnh hưởng của Matxcơva và Bắc Kinh với vùng Trung Á và tham vọng của Trung Quốc ở Bắc Cực. Đó là hạt sạn thứ 4 và thứ 5 làm vẩn đục quan hệ trong sáng Nga - Trung.
Tác giả bài viết không loại trừ khả năng phương Tây nhấn mạnh đến thế « bất cân đối trong quan hệ Nga-Trung » để tự trấn an rằng các biện pháp trừng phạt áp dụng từ hai năm nay « không thất bại ». Chưa có những lập luận vững chắc nào cho phép khẳng định điều đó, nhưng rơ ràng là có hai hồ sơ nhậy cảm trong trục Matxcơva -Bắc Kinh:
« Tại Trung Á, trong một vài năm trở lại đây, Nga đă củng cố vị thế, ngoại trừ đối với Khazakhstan, và điện Kremlin sẽ bằng ḷng nếu Bắc Kinh không vượt qua lằn ranh đỏ. Chẳng hạn như là để Matxcơva vẫn đóng vai tṛ chủ đạo về an ninh tại khu vực này, thông qua Tổ Chức Hiệp Ước An Ninh Tập Thể (CSTO/OTSC) ».
Nh́n lên Bắc Cực, đành rằng, Nga đă mở cửa, mời Trung Quốc nhập cuộc, song giám đốc Đài Quan Sát Pháp -Nga, trụ sở tại Matxcơva nhắc lại việc « đẩy mạnh hợp tác song phương tại Bắc Cực chỉ giới hạn ở các khoản đầu tư và không dẫn tới việc Nga mất quyền kiểm soát hay mất chủ quyền » tại khu vực nhạy cảm này.
Không bao giờ chống đối nhau nhưng không nhất thiết phải luôn bên nhau
Trở lại câu hỏi do khởi động chiến tranh Ukraina, Vladimir Putin có đặt ḿnh vào thế « chư hầu » cho ông Tập hay không ?
Tác giả bài viết trả lời : « Từ ngày 24/02/2022, điện Kremlin không đưa ra bất kỳ một quyết định nào, không làm bất kỳ điều ǵ theo hướng nhượng bộ Trung Quốc mà vượt ngoài khôn khổ quan hệ song phương ». Vả lại, « Bắc Kinh cùng không đ̣i hỏi điều đó », không cần phải cưỡng ép Matxcơva. « Nội kinh nghiệm quân sự của Nga tại Ukraina và cách Matxcơva đối phó với các biện pháp trừng phạt của Âu Mỹ đă là những bài học quư giá cho Trung Quốc (trong trường hợp xảy ra một cuộc đối đầu quân sự với phương Tây hay Washington gia tăng áp lực kinh tế với Bắc Kinh) ».
Ngoài ra, nh́n từ Matxcơva, nếu phải lệ thuộc vào công nghệ cao của nước ngoài th́ « lệ thuộc vào công nghệ Trung Quốc có vẻ như ít nguy hiểm hơn là so với Mỹ ». Sau cùng Arnaud Dubien trích dẫn một số quan điểm tại Matxcơva cho rằng, dường như điện Kremlin không sợ mất đi bản sắc hay trở thành chư hầu của Trung Quốc, bởi v́ nước Nga có một nền văn hóa hoàn toàn « khác biệt » với Trung Quốc và trước hết, văn hóa của Nga là « văn hóa châu Âu ».
Năm 2016, Dmitri Trenin, giám đốc trung tâm nghiên cứu Carnegie của Mỹ tại Matxcơva (nay đă bị cấm hoạt động) từng nhận định như sau về quan hệ Nga -Trung : « Không bao giờ chống đối lẫn nhau, nhưng không có nghĩa là mai măi bên nhau ». Theo Arnaud Dubien, nguyên tắc đó trong quan hệ giữa hai ông Putin và Tập vẫn c̣n mang tính thời sự.