Những đại biểu được chọn tham dự đại hội toàn quốc đảng Dân chủ hay Cộng ḥa là người sẽ trực tiếp quyết định ai xuất hiện trên lá phiếu bầu tổng thống Mỹ.
Dù 8 tháng nữa Mỹ mới tiến hành bầu cử tổng thống, cuộc đua vào Nhà Trắng đang dần tăng nhiệt với ṿng sơ bộ của hai đảng Dân chủ và Cộng ḥa. Trong ṿng này, sự kiện "Siêu thứ ba" được xem là mốc quan trọng nhất đối với các ứng viên của mỗi đảng trong nỗ lực tranh vị trí đề cử cho cuộc đua tháng 11.
Siêu thứ ba trong mùa bầu cử năm nay diễn ra vào ngày 5/3, khi 16 bang và vùng lănh thổ, gồm Alabama, Alaska, Arkansas, California, Colorado, Maine, Massachusetts, Minnesota, Bắc Carolina, Oklahoma, Tennessee, Texas, Utah, Vermont, Virginia cùng Samoa thuộc Mỹ, sẽ đồng loạt tổ chức bỏ phiếu sơ bộ và họp kín.
Trong ngày này, hàng triệu cử tri Mỹ sẽ đi bỏ phiếu để chọn ứng viên mà họ yêu thích. Tuy nhiên, họ không phải là những người thực sự định đoạt tấm vé vào Nhà Trắng. Trong hệ thống bầu cử sơ bộ Mỹ, vai tṛ của các lá phiếu phổ thông không quan trọng bằng những đại biểu được phân bổ cho từng ứng viên.
Đại biểu là người được chọn để đại diện cho các bang hoặc cộng đồng tham gia đại hội toàn quốc của mỗi đảng, đồng thời lựa chọn ứng viên đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống.
Những đại biểu này được chọn ở từng bang theo nhiều cách, như qua bầu cử, do ủy ban đảng tại từng bang chỉ định, thông qua hội nghị của đảng tại bang. Họ thường là những người ủng hộ từ đầu của các ứng viên nổi bật, các nhà hoạt động tích cực hoặc lănh đạo chính trị của đảng.
Mỗi đảng đều có hai nhóm đại biểu cam kết và không cam kết. Các đại biểu cam kết phải bỏ phiếu cho bất kỳ ứng viên nào chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ hoặc họp kín ở bang của họ.
Trong khi đó, các đại biểu không cam kết có thể chọn bỏ phiếu cho bất kỳ ứng viên nào họ muốn. Tuy nhiên, những đại biểu này thường không được phép chọn ứng viên trong ṿng bỏ phiếu sơ bộ. Trong đảng Dân chủ, quan chức được bầu và các lănh đạo đảng là những đại biểu không cam kết.
Cử tri New Hampshire bỏ phiếu bầu sơ bộ tại thành phố Concord ngày 23/1. Ảnh: AFP
Số lượng đại biểu dự đại hội của từng đảng không giống nhau. Đảng Cộng ḥa dự kiến có 2.429 đại biểu tham dự đại hội toàn quốc vào tháng 7 ở Milwaukee, Wisconsin. Đảng Dân chủ dự kiến có 3.934 đại biểu dự đại hội toàn quốc tại Chicago, bang Illinois vào tháng 8.
Hầu hết 16 bang và vùng lănh thổ tổ chức bầu cử sơ bộ vào Siêu thứ ba đều theo nguyên tắc "thắng ăn cả", có nghĩa người nhận được phiếu bầu cao nhất sẽ được phân bổ tất cả số đại biểu quy định của khu vực đó. Điều này cũng có nghĩa người về thứ hai trong cuộc đua có thể sẽ không nhận được bất kỳ đại biểu nào.
Với 2.429 đại biểu dự đại hội, ứng viên đảng Cộng ḥa cần ít nhất 1.215 đại biểu để đảm bảo nhận được đề cử của đảng. Sau khi chiến thắng tất cả 8 cuộc bầu cử và họp kín, ông đă có 247 đại biểu trước thềm Siêu thứ 3, trong khi bà Haley có 24 đại biểu.
Khoảng 1/3 số đại biểu của mỗi đảng sẽ được phân bổ cho ứng viên trong ngày Siêu thứ ba, nhiều hơn bất cứ ngày nào khác trong ṿng bầu cử sơ bộ. Với sự thống trị hiện tại, ông Trump nhiều khả năng có thể giành đủ số đại biểu cần thiết sớm nhất vào ngày 19/3, dù lịch tŕnh bầu cử sơ bộ có thể kéo dài đến đầu tháng 6.
Giới quan sát cho rằng hệ thống bầu cử dựa trên đại biểu này có xu hướng ủng hộ các ứng viên hàng đầu của mỗi đảng. Với Haley, đối thủ cuối cùng của ông Trump trong cuộc tranh đề cử đảng Cộng ḥa, hệ thống này làm lu mờ cơ hội vốn đă rất mỏng manh của bà, khi lá phiếu của rất nhiều người ủng hộ bà không được tính đến.
Bà Haley đă giành được 40% phiếu bầu ở bang nhà Nam Carolina, nhưng chỉ nhận được 3 đại biểu tại đây. Trong khi đó, ông Trump giành 60% số phiếu, nhưng được phân bổ thêm 47 đại biểu. Tối 3/3, bà Haley có chiến thắng sơ bộ đầu tiên tại thủ đô Washington và giành toàn bộ 19 đại biểu ở khu vực này.
Về phía đảng Dân chủ, ông Biden gần như đă nắm chắc phần thắng với tư cách Tổng thống đương nhiệm tranh cử. Ông cần 1.968 đại biểu để trở thành ứng viên chính thức của đảng Dân chủ và đă giành được 206 đại biểu qua các ṿng sơ bộ đầu tiên.
Nếu kết quả Siêu thứ ba diễn ra như giới phân tích dự đoán và bà Haley không thể làm nên điều bất ngờ, cuộc bầu cử tổng thống năm nay nhiều khả năng sẽ là màn tái đấu giữa ông Biden và ông Trump.
Đây sẽ là cặp ứng viên lớn tuổi nhất từ trước đến nay trong lịch sử bầu cử Mỹ. Nếu đắc cử tổng thống Mỹ năm nay, ông Biden sẽ hoàn thành nhiệm kỳ hai ở Nhà Trắng ở tuổi 85, trong khi ông Trump ở tuổi 81.
VietBF@sưu tập