Chiến dịch ném bom lượn dồn dập của Nga mang tính quyết định trong các cuộc giao tranh ở Ukraine và chính các binh lính của Kiev đă phải thừa nhận: 'Những quả bom này phá hủy hoàn toàn bất kỳ vị trí nào'.
Cải tiến chiến thuật và công nghệ trong những tháng gần đây, lực lượng không quân Nga ngày càng chứng minh khả năng hoạt động hiệu quả dọc tiền tuyến trải dài gần 1.000km giữa bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine đă bước sang năm thứ ba.
Các máy bay ném bom Su-34 do các chiến đấu cơ Su-35 hộ tống xuất kích hàng trăm lần mỗi ngày, thả những quả bom lượn vệ tinh dẫn đường KAB cách các vị trí của Ukraine khoảng 40km và hỗ trợ lực lượng bộ binh Nga có thể kiểm soát chúng.
Tiêm kích Su-34. Ảnh: Forbes
Tuy nhiên, Nga không "độc quyền" sử dụng bom lượn chính xác. Không quân Ukraine trong những ngày gần đây đă bắt đầu thả những quả bom lượn Hammer do Pháp sản xuất cách các vị trí của Nga khoảng hơn 60km.
Tuy nhiên, số lượng bom lượn mà Ukraine thả gần như không đủ để đe dọa đối phương và giới quan sát cho rằng họ sẽ không bao giờ làm được điều đó chừng nào Mỹ tiếp tục "đứng ngoài" cuộc xung đột này.
Các lực lượng của Ukraine ngày 2/3 công bố một video dường như cho thấy cuộc tấn công đầu tiên bằng bom lượn Hammer nhằm vào các vị trí của Nga ở Avdiivka - thành phố mà Moscow kiểm soát được vào giữa tháng 2 sau khi các máy bay ném bom – chiến đấu của Nga tấn công đơn vị đồn trú của Ukraine bằng hàng trăm quả bom lượn.
2 ngày sau, Ukraine công bố video thứ hai cho thấy cuộc tấn công bằng bom lượn Hammer, lần này nhằm vào một kho tiếp tế của Nga ở Kozachi Laheri, nằm ngay phía Tây đầu cầu của thủy quân lục chiến Ukraine tại Krynky, trên tả ngạn sông Dnipro.
Hiện chưa rơ Ukraine sử dụng loại máy bay nào để thả bom lượn Hammer. Theo một số bài báo, các kỹ sư của Pháp đă nhanh chóng tích hợp các quả bom lượn do vệ tinh dẫn đường này vào tiêm kích Su-27, MiG-29 của Ukraine và hoàn thành công việc này chỉ vài tuần sau khi Paris thông báo sẽ cung cấp cho Kiev 50 quả bom Hammer một tháng, bắt đầu từ tháng 1/2024.
Bom lượn Hammer. Ảnh: X
Chiến dịch ném bom lượn dồn dập của Nga đă mang tính quyết định. Theo Egor Sugar, một binh lính thuộc Lữ đoàn Tấn công số 3 của Ukraine đă chiến đấu 4 tháng ở Avdiivka: "Những quả bom này phá hủy hoàn toàn bất kỳ vị trí nào".
Trên thực tế, Ukraine cũng sở hữu bom lượn để đáp trả Nga nhờ nhận được bom JDAM từ Mỹ có tầm bắn 40km vào năm ngoái. Tuy nhiên, gói hỗ trợ mới cho Kiev bế tắc tại Quốc hội từ tháng 10/2023 đă cản trở việc cung cấp vũ khí này.
Nguồn cung ổn định bom lượn Hammer từ Pháp có thể phần nào bù đắp cho việc cung cấp bom JDAM bị tŕ hoăn. Tuy nhiên, 50 quả bom Hammer mỗi tháng vẫn quá ít để đối phó với hàng trăm quả bom lượn KAB Nga thả mỗi ngày. Cả trên không và trên mặt đất, Moscow đều có ưu thế về hỏa lực.
Trong khi chờ đợi phương Tây vận chuyển thêm đạn dược, các hệ thống vũ khí ở Ukraine chỉ có thể phóng 2.000 quả đạn pháo mỗi ngày trong khi con số này của Nga là 10.000 quả.
Theo Forbes, một bài học rút ra là Mỹ, với nền kinh tế và nền tảng công nghiệp quốc pḥng lớn, vẫn là đối tác đóng vai tṛ không thể thay thế của Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Pháp, Cộng ḥa Séc và các nước châu Âu khác vẫn có thể cung cấp cho Kiev loại đạn dược mà nước này cần để tự vệ song sẽ không có đủ số lượng và sự nhanh chóng nếu không có Washington hỗ trợ.