Cả hai cuộc chiến đều đang xảy ra ngay trước "cửa ngơ" châu Âu, giáng đ̣n nặng nề vào kinh tế và xă hội, làm lung lay nghiêm trọng an ninh, trật tự châu Âu.Theo nhận định của Jade Wong, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Gordon&Leon (Mỹ) mới đây, EU hiện đang bị mắc kẹt giữa hai cuộc xung đột ở Ukraine và Trung Đông. Cả hai đều đang xảy ra ngay trước "cửa ngơ" châu Âu, đều đang giáng một đ̣n nặng nề vào nền kinh tế và xă hội châu Âu. Cả hai cuộc chiến cũng đều đang làm lung lay nghiêm trọng an ninh, trật tự châu Âu.
Cuối tháng 10 năm ngoái, Josep Borrell, người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU, đă mô tả cảm xúc của ḿnh khi nghe tin về xung đột Israel - Hamas, cho rằng có cảm giác tương tự như vào ngày 24/2/2022, khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Ông Borrell nói: “Chúng ta sắp phải đối mặt với một thời điểm quyết định khác trong lịch sử, tạo ra đau khổ to lớn cho con người và xác định vai tṛ toàn cầu của EU trong nhiều năm tới”.
Có thể nói, cho đến nay EU đă tránh được điều tồi tệ nhất. Dù đă thất bại trong việc biến cuộc khủng hoảng thành cơ hội, nhưng châu lục này đă tự thích nghi với hoàn cảnh và t́m cách bảo vệ các giá trị và lợi ích của ḿnh. Thậm chí có thể lập luận rằng t́nh h́nh hiện tại ở một mức độ nào đó đă giúp EU tránh được những khó khăn lớn hơn.
Vào ngày thứ 4 của cuộc xung đột ở Ukraine, Tổng thống Vladimir Putin đă đặt các lực lượng răn đe của Nga trong t́nh trạng báo động cao, làm dấy lên một kịch bản chiến tranh hạt nhân cho châu Âu. Tránh leo thang hoặc lan rộng xung đột là nhu cầu cấp thiết nhất của EU. Mặt khác, EU không muốn thấy toàn bộ khu vực Á-Âu ch́m trong hỗn loạn, một lập trường được thể hiện rơ qua những tuyên bố thận trọng liên quan đến cuộc binh biến của lực lượng Wagner.
Bên cạnh đó, EU không theo đuổi một chiến thắng nhanh chóng hay trọn vẹn cho Ukraine. Hai cuộc phản công lớn đă được Ukraine phát động vào mùa thu năm 2022 và một lần nữa vào mùa hè năm ngoái. Kết quả là sự bế tắc kéo dài trên chiến trường. Tuy nhiên, tại Hội nghị An ninh Munich gần đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đă từ chối cung cấp cho Ukraine tên lửa hành tŕnh Taurus, một phần v́ lo ngại rằng chúng có thể được sử dụng để tấn công sâu bên trong lănh thổ Nga.
Ngoài những cân nhắc về mặt chiến thuật, hai yếu tố đă ngăn cản EU can dự sâu vào cuộc chiến: Thứ nhất là cơ chế ra quyết định ngoại giao ở cấp EU và lập trường ở cấp quốc gia. Thứ hai là năng lực sản xuất quân sự của châu Âu.Về vấn đề Trung Đông, EU rơi vào thế khó hơn. Vấn đề Do Thái và Hồi giáo đă chia rẽ châu Âu. Mặc dù là nhà cung cấp viện trợ lớn nhất cho Trung Đông, EU đă không thể hiện được vai tṛ địa chính trị sau khi xung đột bùng nổ ở Gaza. Chính sức mạnh quân sự của Mỹ – hai nhóm tấn công tàu sân bay và chiến dịch Người bảo vệ thịnh vượng đang ổn định t́nh h́nh trong khu vực.
Châu Âu có nhiều mối quan ngại liên quan đến Trung Đông. Trước hết, họ muốn tránh làn sóng người tị nạn. Mùa xuân Arab năm 2011 đă dẫn đến cuộc khủng hoảng người tị nạn châu Âu năm 2015 và điều đó vẫn c̣n ám ảnh EU. Với nguồn lực quân sự hạn chế, EU không muốn đối mặt với các cuộc chiến cùng lúc ở Trung Đông, Ukraine và có thể cả khu vực Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương. Trong khi đó, EU muốn đảm bảo các tuyến đường vận tải hàng hải và tự do thương mại.
Cho rằng các hành động của Mỹ đă giải quyết được những mối quan ngại chính của châu Âu, EU phần lớn đă chấp nhận và hợp tác. EU cũng đă triển khai chiến dịch hộ tống ở Biển Đỏ riêng của ḿnh, Chiến dịch Aspides, tuy nhiên, hoạt động này nhằm bổ sung cho các hoạt động của Mỹ. Thành công trong quá khứ đôi khi lại trở thành gánh nặng ở thời điểm hiện tại là điều thường thấy. T́nh trạng khó khăn hiện tại của EU là kết quả của di sản phức tạp của những thành công trong quá khứ.
Hội nhập, bắt đầu từ đầu Chiến tranh Lạnh và tăng tốc sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đă là công thức chiến thắng cho châu Âu trong nửa thế kỷ. Điều này không chỉ xác lập trật tự châu Âu mà c̣n là nguồn sức mạnh của EU trong các vấn đề quốc tế. Nhưng hai cuộc chiến đang diễn ra đặt ra thách thức hội nhập.
Tuy nhiên, về cơ bản, hội nhập châu Âu không bị phủ nhận. Nếu không có hy vọng gia nhập EU, Ukraine có thể không có động lực tinh thần trong cuộc xung đột với Nga. Nếu không có triển vọng trở thành thành viên EU, việc tái thiết Ukraine sau xung đột sẽ trở thành một vấn đề lớn, như những thất bại ở Iraq và Afghanistan đă cho thấy.
Một vấn đề chiến lược quan trọng khác với EU là mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Sự tập trung của châu Âu vào ḥa b́nh và thịnh vượng sau Thế chiến thứ hai đă được đặt trong "chiếc ô an ninh" do Mỹ cung cấp. Cái giá mà châu Âu phải trả là chấp nhận quyền bá chủ của Mỹ. Khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại Nhà Trắng đang khiến EU lo lắng.
Rơ ràng, EU không đủ sức mạnh để thay thế quyền bá chủ của Mỹ, cũng như không coi quốc gia nào khác là bá chủ mới đầy tiềm năng. Do đó, điều duy nhất EU có thể làm là đẩy nhanh “quyền tự chủ chiến lược” của ḿnh, chủ yếu như một sự bổ sung - và đôi khi là một vùng đệm - cho quyền bá chủ của Mỹ.
|