Dầu mỏ được cho là huyết mạch với nền kinh tế Nga và Ukraine đang nhắm tới các cơ sở lọc dầu trong nỗ lực làm suy yếu sức mạnh của Moskva.
Trong hai ngày 12-13/3, Ukraine tiến hành một trong những đợt tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) lớn nhất từ đầu chiến sự nhắm vào các mục tiêu trên lănh thổ Nga, với hơn 80 phi cơ bị phía Nga tuyên bố bắn hạ.
Nhiều UAV đă lao xuống loạt cơ sở dầu mỏ Nga, gây ra những đám cháy lớn và gây thương vong về người. Đây được coi là một phần trong chiến dịch tập kích tầm xa bằng UAV của Ukraine vào mạng lưới nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng dầu mỏ Nga, nhằm làm gián đoạn nguồn cung nhiên liệu cho tiền tuyến, đồng thời gây thiệt hại cho ngành xuất khẩu quan trọng nhất đối với Moskva.
Nhà máy lọc dầu tại tỉnh Ryazan bốc cháy do bị UAV Ukraine tập kích ngày 13/3. Ảnh: Reuters
Một trong những mục tiêu bị tấn công là nhà máy lọc dầu do Lukoil, công ty dầu mỏ lớn thứ hai Nga điều hành, ở vùng Nizhny Novgorod, cách biên giới Ukraine khoảng 1.000 km. Theo chính quyền địa phương và h́nh ảnh trên mạng xă hội, cuộc tập kích đă tạo ra đám cháy tỏa khói đen dày đặc trên bầu trời buổi sáng.
UAV khác tấn công gần thị trấn Kirishi, không xa St. Petersburg, thành phố lớn thứ hai Nga và là nơi có một nhà máy lọc dầu lớn. Nhà chức trách cho biết cuộc tấn công thứ ba nhằm vào các bể chứa dầu ở Oryol, khu vực gần biên giới Ukraine.
Một số cuộc tấn công tương tự vào các cơ sở dầu mỏ cũng diễn ra những tuần gần đây. Giới chuyên gia nhận định loạt cuộc tập kích UAV trên đă chứng minh khả năng của Ukraine trong nỗ lực tấn công những cơ sở hạ tầng quan trọng nằm sâu bên trong lănh thổ Nga. Chúng đă gây ra thiệt hại đủ nghiêm trọng, buộc Nga mất nhiều tháng sửa chữa cũng như ra lệnh cấm xuất khẩu dầu để bảo toàn nguồn cung nội địa.
Các quốc gia phương Tây đă chấm dứt nhập khẩu trực tiếp hầu hết các sản phẩm năng lượng từ Nga. Dầu mỏ Nga hiện chủ yếu được chuyển đến những nơi như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng thị trường dầu mỏ có tính chất toàn cầu, ảnh hưởng của Nga với giá dầu vẫn rất lớn. Những gián đoạn Moskva đang gặp phải trong xuất khẩu nhiên liệu đă góp phần làm giá xăng và dầu diesel thế giới gần đây tăng, nhưng giá dầu thô vẫn tương đối ổn định.
Tác động từ các cuộc tập kích tới nguồn cung nhiên liệu cho hoạt động quân sự Nga rất khó ước tính, song mạng lưới nhà máy lọc dầu rất quan trọng đối với chiến dịch của Moskva v́ xe tăng, tàu chiến và chiến đấu cơ đều cần các sản phẩm tinh chế như xăng, dầu diesel và nhiên liệu máy bay phản lực.
Khi t́m cách tấn công các nhà máy lọc dầu Nga, Ukraine phải tránh áp lực từ các đồng minh phương Tây. Một mặt, các cố vấn quân sự phương Tây ngay từ những ngày đầu đă khuyến khích Kiev nhắm vào các hoạt động hậu cần Nga. Tuy nhiên, cùng lúc, họ cũng yêu cầu Ukraine không làm bất cứ điều ǵ có nguy cơ đẩy giá năng lượng toàn cầu tăng cao.
"Các nhà máy lọc dầu dễ bị tổn thương đến mức đáng kinh ngạc", Mikhail Krutikhin, nhà phân tích năng lượng độc lập Nga, b́nh luận. "Các cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine có thể hiệu quả và chắc chắn chúng sẽ tiếp diễn, thậm chí được tăng cường".
Nhà máy Nizhny Novgorod của Lukoil, bị tấn công hôm 12/3, đă phải giảm sản lượng vào đầu năm nay v́ những sự cố chưa xác định tại một đơn vị sản xuất xăng. Điều này đă đẩy giá xăng nội địa Nga tăng, khiến chính phủ ban hành lệnh cấm xuất khẩu nhiên liệu trong 6 tháng kể từ tháng này.
Việc sửa chữa toàn bộ những cơ sở như vậy thường mất vài tháng. Nhưng các lệnh trừng phạt đă bóp nghẹt khả năng tiếp cận của Moskva với thiết bị và phụ tùng phương Tây. Nga đă dựa vào chúng để xây dựng ngành công nghiệp năng lượng trong vài thập kỷ qua.
Nga có thể thu mua một số linh kiện phương Tây thông qua nước thứ ba, nhưng quá tŕnh này phức tạp và chậm chạp, đặc biệt là đối với các linh kiện chuyên dụng cần thiết cho những cơ sở dầu khí. Trong khi đó, linh kiện tương đương của Trung Quốc đôi khi lại không tương thích.
Xe cứu hỏa và xe cứu thương bên ngoài cơ sở dầu khí ở Kstovo, tỉnh Nizhny Novgorod, ngày 12/3. Ảnh: RIA Novosti
Tại Nga, nguồn cung nhiên liệu trong nước là vấn đề đặc biệt nhạy cảm đối với chính phủ trước cuộc bầu cử tổng thống ngày 15-17/3.
Cuộc khủng hoảng nhiên liệu năm ngoái cho thấy Nga, mặc dù được xếp hạng là một trong những nhà xuất khẩu xăng dầu hàng đầu, vẫn dễ đối mặt nguy cơ thiếu hụt trong nước. Giá cả tăng vọt dẫn đến lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel và xăng vào đầu mùa thu.
"Đ̣n tập kích UAV của Ukraine không chỉ nhắm vào đường ống, mà c̣n có thể phá hủy máy nén, van, bộ điều khiển cùng các thiết bị khác khó thay thế tại nhà máy lọc dầu Nga", Sergey Vakulenko, học giả tại Trung tâm Carnegie Nga và Á - Âu, cựu giám đốc điều hành năng lượng Nga, nhận định. "Bạn không thể thay thế bộ ly hợp bị lỗi trên một chiếc BMW bằng bộ phận tương tự lấy từ một chiếc Lada do Nga sản xuất. Điều này cũng đúng với ngành công nghiệp dầu khí".
VietBF@sưu tập