Elon Musk bị nghi làm mạng lưới vệ tinh gián điệp khổng lồ cho t́nh báo Mỹ. Công ty SpaceX được cho đă kư hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD với các cơ quan t́nh báo Mỹ vào năm 2021, theo Reuters.
Dự án Starshield bí mật của tỷ phú Elon Musk sẽ cho phép quân đội và điệp viên theo dơi mục tiêu, đồng thời hỗ trợ lực lượng mặt đất của Mỹ và đồng minh theo thời gian thực ở hầu hết mọi nơi trên toàn cầu.
Hăng Reuters đă chia sẻ thông tin chi tiết mới về các giao dịch của tỷ phú gốc Nam Phi với Lầu Năm Góc.
Ít nhất kể từ năm 2020, công ty SpaceX của Elon Musk đă phóng các vệ tinh quân sự nguyên mẫu cùng với trọng tải “dân sự” trên tên lửa Falcon 9, trước khi đạt được hợp đồng béo bở trị giá 1,8 tỷ USD với Văn pḥng Trinh sát Quốc gia (NRO) vào năm 2021. Reuters đưa tin hôm thứ 16/3, trích dẫn 5 nguồn tin giấu tên thân cận với dự án.
Tên lửa đẩy của SpaceX (Ảnh: Reuters)
Các nguồn tin khẳng định, chùm vệ tinh ở quỹ đạo thấp có thể theo dơi các mục tiêu trên mặt đất trong thời gian thực ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Một trong số họ khoe rằng Starshield sẽ đảm bảo “không ai có thể trốn tránh” chính phủ Mỹ. Starshield cũng được cho là có mục tiêu trở nên “mạnh mẽ hơn trước các cuộc tấn công” của các cường quốc không gian đối thủ.
Vẫn chưa rơ có bao nhiêu vệ tinh Starshield hiện đang hoạt động và khi nào hệ thống này sẽ hoàn thiện trong khi SpaceX và Lầu Năm Góc phớt lờ yêu cầu b́nh luận của Reuters.
NRO thừa nhận rằng họ đang phát triển “hệ thống trinh sát, giám sát và t́nh báo trên không gian có khả năng, đa dạng và linh hoạt nhất mà thế giới từng thấy”, nhưng từ chối b́nh luận về vai tṛ của SpaceX trong dự án.
Giám đốc điều hành SpaceX trước đây đă thừa nhận sự phát triển của hệ thống quân sự thay thế cho hệ thống Starlink “dân sự”, cho biết vào tháng 9 năm ngoái rằng nó sẽ “thuộc sở hữu của chính phủ Hoa Kỳ” và do Bộ Quốc pḥng kiểm soát.
“Starlink cần phải là một mạng lưới dân sự, không phải là một bên tham gia chiến đấu,” Elon Musk nói, đề cập đến việc sử dụng vệ tinh ở Ukraine trong suốt cuộc xung đột với Nga.
Elon Musk đă tặng khoảng 20.000 thiết bị đầu cuối Starlink cho Ukraine ngay sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022. Kể từ đó, quân đội Kiev chủ yếu dựa vào hệ thống này để duy tŕ liên lạc và vận hành máy bay không người lái chiến đấu dọc tiền tuyến.
Trong khi cam kết hỗ trợ Ukraine, Elon Musk đă nhiều lần nói rằng ông ủng hộ một giải pháp ḥa b́nh cho cuộc xung đột. Tỷ phú này đă bị các quan chức Mỹ chỉ trích sau khi từ chối yêu cầu của Kiev về việc sử dụng mạng Starlink để hỗ trợ các cuộc tấn công vào hạm đội Biển Đen của Nga.
Ngược lại, Elon Musk lập luận rằng việc kích hoạt Starlink ở Crimea sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ. Doanh nhân 52 tuổi giải thích rằng trong trường hợp không có bất kỳ mệnh lệnh trực tiếp nào từ lănh đạo Hoa Kỳ, SpaceX đă chọn không làm trái với các quy định bất chấp yêu cầu của Kiev.
Đầu tháng này, các nhà lập pháp Mỹ được cho là đă tiến hành một cuộc điều tra khác về SpaceX, sau khi Ukraine cáo buộc Nga đă sử dụng dịch vụ vệ tinh Starlink trên chiến tuyến xung đột. Elon Musk đă bác bỏ các cáo buộc, nhấn mạnh rằng “không có Starlinks nào được bán trực tiếp hoặc gián tiếp cho Nga”. Điện Kremlin cũng khẳng định quân đội Nga chưa bao giờ đặt mua thiết bị đầu cuối Starlink.
VietBF@ sưu tập