Theo như mức tín nhiệm cao nhất từ khi cựu t́nh báo KGB này lao vào chính trường, sau khi tổng thống Nga Vladimir Putin, 71 tuổi, vừa được hơn 87% cử tri tín nhiệm, để tiếp tục lănh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ 6 năm sau gần 25 năm Vladimir Putin liên tục cầm quyền, khiến nước Nga và chiến tranh Ukraina đi về đâu.
Bầu cử tổng thống Nga 2024 : V. Putin tái đắc cử với 87,28 % cử tri ủng hộ. Ảnh ngày 17/03/2024. AP - Mikhail Metzel
Sau gần 25 năm liên tục cầm quyền, tổng thống Nga Vladimir Putin, 71 tuổi, vừa được hơn 87% cử tri tín nhiệm, để tiếp tục lănh đạo đất nước thêm một nhiệm kỳ 6 năm. Đây là mức tín nhiệm cao nhất từ khi cựu t́nh báo KGB này lao vào chính trường. Nhưng tương lai nào cho Liên Bang Nga từ nay đến 2030 và hồi kết nào cho Ukraina khi mà Vladimir Putin được « toàn dân » ủng hộ như h́nh ảnh mà Matxcơva muốn đưa ra với quốc tế nhân bầu cử lần này ?
Với tỉ lệ tín nhiệm cao như vậy, phải chăng cử tri Nga đă « ủy thác » cho chủ nhân điện Kremlin nhiệm vụ tiếp tục đem lại hào quang đă mất cho nước Nga ? Giới chuyên gia e rằng, trong nhiệm kỳ tổng thống 6 năm sắp tới của Putin, đối lập Nga sẽ bị đàn áp mạnh hơn và tham vọng quân sự của Matxcơva chưa chắc đă dừng lại ở Ukraina.
Căn cứ vào các kết quả bầu cử tổng thống Nga từ năm 2000, uy tín của Vladimir Putin chỉ có đi lên. Cách nay gần 25 năm ông bước vào điện Kremlin với 53 % cử tri ủng hộ để rồi, đến lần thứ 5 ra tranh cử Putin lại càng được cử tri tin tưởng hơn. Theo Ủy Ban Bầu Cử Nga tỷ lệ đi bầu băm nay là 75 %, cao hơn so với cuộc bầu cử lần trước hồi 2018. Một nhà quan sát châm biếm, với đà này, ra tranh cử lần tới, Vladimir Putin sẽ được 100 % cử tri Nga bỏ phiếu cho ông.
Ngay tối qua, khi các pḥng phiếu vừa đóng cửa Vladimir Putin đă cảm ơn cư tri « tin tưởng » ông. Nhà chính trị học Andrei Kolesniko, một trong những tiếng nói tương đối độc lập c̣n sống tại Matxcơva được Le Monde trích dẫn ghi nhận, Putin muốn tái đắc cử với một tỉ lệ cao chót vót v́ cần coi đấy là « một cơ sở pháp lư vững chắc để thực hiện các chính sách sau này ».
Nhà nghiên cứu Taniana Kastueva Jean, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp cho rằng, lănh đạo điện Kremlin cần thành tích đó để chứng minh và « tự thuyết phục rằng » dân Nga ủng hộ « chiến dịch quân sự » tại Ukraina và họ « chấp nhận » những hy sinh và « hậu quả » từ cuộc chiến đó.
Mặc sức cho phương Tây tố cáo một « tṛ hề » dân chủ Matxcơva dựng lên, một cuộc bầu cử « không tự do, công bằng »… nhưng rơ ràng là cả về đối nội lẫn đối ngoại, quyền lực của Vladimir Putin đă được củng cố thêm sau bầu cử từ ngày 15-17/03/2024. Matxcơva nhắc nhở với công luận trong nước và quốc tế rằng quyền lực ở Nga vẫn tập trung trong tay một người là Vladimir Putin, bằng chứng là không một ai trong số ba đối thủ c̣n lại của Vladimir Putin thu được đến 5 % phiếu bầu.
Nhưng câu hỏi quan trọng hơn cả là giờ đây Vladimir Putin sẽ làm ǵ với quyền lực tuyệt đối và « không có giới hạn » đó ? Phát biểu tối qua chủ nhân điện Kremlin báo trước « chúng ta c̣n rất nhiều việc cụ thể và quan trọng phải hoàn thành ».
Năm 2018, mới chỉ được 76 % cử tri ủng hộ, Vladimir Putin đă cải tổ Hiến Pháp cho phép ông điều hành đất nước đến năm 2036 vậy th́ lần này, tổng thống Nga c̣n đi xa đến đâu ?
Từ hai năm nay, tổng thống Putin lập đi lập lại là nước Nga bị phương Tây « đe dọa » và đă chuẩn bị cho một cuộc xung đột vũ trang. Sau hai năm chiến tranh Ukraina, hiện tại cỗ máy quân sự của Nga vẫn tiếp tục được củng cố, kinh tế vẫn kháng cự được trước các đ̣n trừng phạt liên tiếp Âu Mỹ ban hành, đối lập Nga trong thế rắn không đầu, tầng lớp tinh hoa, tài phiệt vẫn sát cánh bên Putin và ông tin chắc là công luận Nga « trăm người như một » sẽ đồng ḷng theo ông đến cùng, v́ « vai tṛ của Nga trên thế giới, v́ toàn vẹn lănh thổ của nước Nga ».
Điều đó báo trước « Matxcơva sẽ không chấp nhận bất kỳ một tiếng nói bất đồng nào trong nước ». Các chiến dịch đàn áp công dân Nga rồi đây sẽ c̣n gia tăng trong những thăng sắp tới. Andrei Soldatov thuộc trung tâm nghiên cứu châu Âu (Center for European Policy Analysis) trụ sở tại Mỹ, dự báo quyền hạn của các cơ quan t́nh báo Nga sẽ được mở rộng và các đợt đàn áp sẽ khốc liệt hơn, kể cả « những vụ ám sát » nhắm vào các nhà đối lập, bởi v́ Vladimir Putin tin rằng đấy là điều cần thiết cho « ổn định chính trị » của nước Nga.
Riêng trên Ukraina, đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy Vladimir Putin sẽ « thay đổi chính sách » và dừng lại cỗ máy chiến tranh. Có điều như Angela Stent, thuộc viện nghiên cứu Mỹ tại Washington được báo The Wall Street Journal trích dẫn cho rằng, Vladimir Putin sẽ kiên nhẫn đợi đối phương kiệt sức trên chiến trường vào lúc mà các điểm tựa của Kiev là Âu Mỹ th́ bắt đầu mệt mỏi và để lộ những dấu hiệu rạn nứt. Đấy là chưa kể khả năng Matxcơva có thêm một lợi thế sau kết quả bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nếu như Nhà Trắng đổi chủ.