Tuổi tác, mang thai và sinh con, nhiễm trùng đường tiết niệu, suy giảm nhận thức, măn kinh là những nguyên nhân khiến phụ nữ dễ són tiểu.
Són tiểu hay tiểu không tự chủ là t́nh trạng cảm giác muốn đi tiểu xuất hiện đột ngột, không thể nhịn được (tiểu gấp) hoặc ṛ rỉ không kiểm soát khi ho, hắt hơi, cười lớn, mang vật nặng (tiểu không kiểm soát khi gắng sức).
TS.BS Lê Phúc Liên, Trưởng Đơn vị Niệu nữ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, giải thích các nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị són tiểu.
Tuổi tác: Phụ nữ trên 65 tuổi dễ bị són tiểu. Nguyên nhân là chức năng cơ bàng quang và cơ niệu đạo suy yếu v́ lăo hóa, dẫn đến khả năng giữ nước tiểu ngày càng kém.
Bác sĩ Phúc Liên tư vấn cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM. Ảnh minh họa: Anh Thư
Bàng quang tăng hoạt: Đây là t́nh trạng cơ co thắt bàng quang hoạt động quá mức ngay cả khi trong bàng quang không có hoặc không nhiều nước tiểu. Bàng quang tăng hoạt khiến phụ nữ thường xuyên có cảm giác muốn đi tiểu gấp khó kiểm soát, đi nhiều lần, tiểu xong lại muốn tiếp tục.
Mang thai, sinh con: Phụ nữ mang thai và sinh con qua đường âm đạo cũng thuộc nhóm nguy cơ cao Nguyên nhân do thay đổi nội tiết tố, trọng lượng của thai nhi đè lên dẫn đến cơ sàn chậu (nhóm cơ nâng đỡ cho bàng quang, tử cung) sa xuống kéo theo sa bàng quang, suy yếu cơ bàng quang gây són tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Vi khuẩn xâm nhập qua niệu đạo, gây viêm bàng quang, kích thích co bóp nhiều hơn, gây tiểu nhiều lần, tiểu gấp, són. So với nam giới, phụ nữ có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn do niệu đạo ngắn.
Tổn thương hệ thần kinh: Phụ nữ gặp các vấn đề liên quan hệ thần kinh như tiền sử đột quỵ, mắc bệnh Parkinson, Alzheimer, chấn thương cột sống... có khả năng kiểm soát cơ bàng quang và cơ niệu đạo suy giảm hoặc mất hoàn toàn.
Chấn thương vùng chậu: Sàn chậu có vai tṛ nâng đỡ cho bàng quang, niệu đạo ở phụ nữ. Những chấn thương vùng sàn chậu như găy xương chậu, sinh con... đều gây ra tiểu không tự chủ.
Bệnh tiểu đường: Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc thêm tiểu không tự chủ do nhiều cơ chế như tăng khả năng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tổn thương hệ thần kinh kiểm soát hoạt động cơ bàng quang và cơ niệu đạo, uống nước nhiều do nồng độ đường trong máu cao dẫn đến đi tiểu nhiều hơn.
Thừa cân, béo ph́: Lượng mỡ dư thừa ở bụng tạo áp lực cho cơ sàn chậu, cơ bàng quang. Lâu dần, các nhóm cơ này suy yếu, dẫn đến tiểu són. Trong trường hợp này, giảm cân, kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể có thể giảm các triệu chứng tiểu không tự chủ.
Măn kinh: Hormoneestrogen có vai tṛ giữ cho cơ bàng quang và niệu đạo khỏe mạnh. Ở thời kỳ măn kinh, cơ thể phụ nữ giảm sản xuất estrogen kéo theo cơ bàng quang, cơ niệu đạo suy yếu cũng có thể là nguyên nhân.
Són tiểu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống hơn là sức khỏe của phụ nữ. Tuy nhiên, trường hợp són tiểu mà không vệ sinh vùng kín thường xuyên có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu, nhiễm trùng và lở loét da.
Bác sĩ Phúc Liên khuyến cáo phụ nữ gặp t́nh trạng trên cần đến bác sĩ chuyên khoa để xác định nguyên nhân, có phương pháp điều trị phù hợp. Chị em cần tập nhịn tiểu để cải thiện khả năng giữ nước tiểu của bàng quang, uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, không uống quá nhiều; hạn chế những đồ uống lợi tiểu như bia, rượu, trà, cà phê.
VietBF@sưu tập