Mỹ, Anh tố cáo tin tặc Trung Quốc tấn công mạng hàng triệu người, trong đó có nhiều quan chức. Trung Quốc đă chỉ trích Mỹ và Anh v́ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cuộc tấn công mạng được cho là do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn, gọi động thái của các đồng minh phương Tây là một hành động "thao túng chính trị".
Tại một cuộc họp báo hôm 25/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă chỉ trích Mỹ và Anh, cáo buộc họ "thổi phồng cái gọi là các cuộc tấn công mạng của Trung Quốc".
"Đây hoàn toàn là sự thao túng chính trị. Trung Quốc cực kỳ không hài ḷng với điều này và kiên quyết phản đối nó", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lập Kiên cho biết. Ông nói thêm Trung Quốc đă có những phản đối nghiêm khắc với cả hai bên.
"Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ và Vương quốc Anh ngừng chính trị hóa các vấn đề an ninh mạng, ngừng vu khống và bôi nhọ Trung Quốc, áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương và ngừng các cuộc tấn công mạng vào Trung Quốc".
Trước đó, Mỹ và Anh áp dụng các biện pháp trừng phạt lên các thực thể có liên kết với Trung Quốc sau khi cáo buộc Bắc Kinh tấn công mạng hàng triệu người, trong đó có nhiều quan chức.
Cụ thể, Mỹ và Anh cho rằng một nhóm tin tặc, có biệt danh: APT31, thuộc một nhánh của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, đă mở chiến dịch tấn công mạng nhiều năm qua vào nhân viên Nhà Trắng, nghị sĩ Mỹ, Anh và các quan chức chính phủ chỉ trích Bắc Kinh trên khắp thế giới.
Ngoài ra, các học giả, nhà báo, nhiều công ty Mỹ (bao gồm các nhà thầu quốc pḥng, các công ty công nghệ,...) và vợ/chồng của các quan chức cấp cao cũng trở thành mục tiêu của hoạt động tấn công mạng.
Trong thông cáo hôm 25/3, London cho biết các cơ quan t́nh báo Anh đă cáo buộc APT31 “tiến hành hoạt động do thám” chống lại một nhóm nhà lập pháp Anh vào năm 2021.
Trong khi đó, Văn pḥng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC) của Bộ Tài chính Mỹ cho rằng các cuộc tấn công của APT31 đă “gây nguy hiểm trực tiếp cho an ninh quốc gia Mỹ”.
Bên cạnh lệnh trừng phạt với các thực thể tương tự như Anh, Mỹ cũng trừng phạt thêm 5 công dân Trung Quốc với cáo buộc hỗ trợ APT31 “thúc đẩy hoạt động gián điệp kinh tế và t́nh báo nước ngoài”, theo tờ South China Morning Post.
Sau Mỹ và Anh đến lượt New Zealand vào cuộc. Bà Judith Collin - Bộ trưởng Quốc pḥng New Zealand và cũng là Bộ trưởng phụ trách cơ quan t́nh báo an ninh của quốc gia châu Đại Dương này (NZSIS) - cho biết: "Cơ quan an ninh mạng của New Zealand đă xác định một nhóm 'được nhà nước bảo trợ' có liên quan đến Trung Quốc đă thực hiện các 'hoạt động mạng độc hại nhắm vào các tổ chức nghị viện (của New Zealand)'".
Tuy nhiên, bà nói thêm rằng cuộc tấn công đă bị ngăn chặn và nhóm này đă bị loại bỏ ngay sau đó.
Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters cho biết: "Sự can thiệp của nước ngoài kiểu này là không thể chấp nhận và chúng tôi đă kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hoạt động như vậy trong tương lai".
Ông Peters khẳng định cả New Zealand và Vương quốc Anh đều truyền tải những lo ngại về an ninh mạng đến Đại sứ Trung Quốc tại các quốc gia này.
Chính phủ New Zealand không muốn áp dụng các biện pháp trừng phạt nhắm vào Trung Quốc sau vụ tấn công mạng kể trên.
Ngay sau thông báo từ New Zealand, Đại sứ quán Trung Quốc tại Wellington chỉ trích cáo buộc là "vô căn cứ".
Trong một thông cáo, Đại sứ quán Trung Quốc nêu rơ: "Chúng tôi bác bỏ những cáo buộc vô căn cứ và tắc trách như vậy".
Trong cuộc họp báo hôm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lin Jian cũng cho rằng Mỹ đă khuyến khích liên minh Five Eyes "lan truyền tất cả các loại thông tin sai lệch về các mối đe dọa do tin tặc Trung Quốc đăng tải v́ mục đích địa chính trị".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc đă "làm rơ về mặt kỹ thuật" để đáp lại thông tin liên quan đến APT31 do Anh đưa ra, đồng thời gọi bằng chứng của họ là "không đầy đủ" và "không chuyên nghiệp".
VietBF@ sưu tập
|