Các vi phạm bí mật nghiêm trọng nhất của Úc đang được xem xét. Cơ quan giám sát pháp luật và an ninh quốc gia đang xem xét liệu luật pháp hiện hành có ảnh hưởng tiêu cực đến người tố giác và các nhà báo hay không?
Cơ quan Giám sát Pháp luật An ninh Quốc gia Độc lập gọi tắt là INSLM đang kiểm tra về luật bí mật quan trọng của Úc.
Bản phúc tŕnh đánh giá về các luật bí mật hiện hành đang ảnh hưởng như thế nào đến người tố cáo và hoạt động báo chí v́ lợi ích công cộng.
Giám sát viên Jake Blight, cho hay mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và sự minh bạch ở Úc là trọng tâm của cuộc đánh giá.
"Thách thức là ở chỗ cần phải truy tố những tiết lộ bí mật có hại, nhưng phải tương xứng sao cho luật pháp không h́nh sự hóa những tiết lộ bí mật không có hại. Bí mật quốc gia phải luôn được cân bằng với nhu cầu của công luận buộc chính phủ chịu trách nhiệm.”
Trong phiên điều trần công khai kéo dài hai ngày, ông Blight đă nghe các tuyên bố từ các nhóm nhân quyền, Tổ chức chống An ninh và Khủng bố Úc ASIO, những người ủng hộ Tự do Báo chí và Cảnh sát Liên bang Úc AFP, cùng những tổ chức khác.
Các phiên điều trần tập trung vào bốn tội danh tiết lộ bí mật được đưa vào Bộ luật H́nh sự năm 2018, trong đó quy định việc tiết lộ nhiều loại thông tin của chính phủ là tội phạm.
Đây là lần đầu tiên những luật bí mật này được xem xét độc lập chuyên sâu. Tổng giám đốc ASIO Mike Burgess phát biểu tại phiên điều trần rằng luật này được đưa ra để bảo vệ lợi ích an ninh của Úc.
"Theo quan điểm của tôi, luật h́nh sự hóa tội tiết lộ bí mật không nhằm để ngăn chặn hành vi sai trái bị phát hiện, mà mục đích là nhằm ngăn chặn việc tiết lộ trái phép thông tin an ninh quốc gia nhạy cảm, ra bên ngoài các kênh hợp pháp, nhằm bảo đảm rằng các cơ quan t́nh báo và an ninh có thể bảo vệ nước Úc và người dân Úc."
Nhưng ông Blight cho biết nhiều ư kiến đệ tŕnh tới cuộc đánh giá đă bày tỏ họ lo ngại về những luật này.
"Một số nhóm, bao gồm nhóm Tự do Dân sự Úc Civil Liberties Australia, nói rằng văn hóa giữ bí mật quá mức trong chính phủ đang ngày càng gia tăng. Một số người nói các hành vi phạm tội phần lớn là b́nh thường, có thể chỉ cần điều chỉnh một chút. Nhiều người nói rằng họ có những lo ngại đáng kể với các điều khoản trong bộ luật."
Ông Blight nói một trong những hành vi bị coi là phạm tội thu hút nhiều sự chỉ trích nhất là hành vi phạm tội “được cho là có hại”, áp dụng đối với các quan chức nào tiết lộ thông tin được gọi là “có sơ sở gây hại”
Những thông tin trong phạm vi “được cho là có hại” kiểu này có thể bao gồm bất kỳ điều ǵ liên quan đến một trong sáu cơ quan an ninh quốc gia của Úc, cũng như bất kỳ điều ǵ được phân loại là bí mật và tuyệt mật.
Đây là tội h́nh sự nghiêm trọng có thể phải chịu mức án từ 7-10 năm tù.
Theo ông Burgess, môi trường rủi ro cao và thay đổi liên tục hiện nay khiến những đạo luật này trở nên cần thiết.
"Trong môi trường có mối đe dọa như hiện nay, chúng tôi chú trọng đến quy tŕnh đánh giá và kiểm tra và chỉ những người có lư lịch tư pháp rơ ràng minh bạch nhất mới có quyền truy cập vào những thông tin bí mật, có thể gây tổn hại nếu bị tiết lộ dù dưới h́nh thức nào. V́ vậy theo một cách nào đó, biện pháp của chúng ta là cần thiết trong bối cảnh mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt ngày nay."
Nhưng ông Blight nói mặc dù chắc chắn có thông tin có thể gây hại cho an ninh quốc gia, nhưng cách định nghĩa về 'tác hại' lại quá rộng và không rơ ràng.
“Điều luật này cho rằng tất cả mọi thông tin liên quan đến các cơ quan an ninh quốc gia, nếu bị tiết lộ th́ đều “có hoặc luôn luôn có hại”, bất kể đó là về các hoạt động tuyệt mật, hay một vấn đề thuộc về hành chính, hay một vấn đề đă xảy ra trong lịch sử.”
Ông cho rằng định nghĩa rộng này có thể dẫn đến việc h́nh sự hóa quá mức.
Trong tuyên bố tại phiên điều trần, nhà báo và người ủng hộ tự do báo chí Peter Greste đă nhấn mạnh quyền lực đáng kể mà luật pháp hiện hành trao cho các nhân viên chính phủ trong việc quyết định điều ǵ được coi là 'bí mật' hay 'tuyệt mật'.
"Chúng tôi không chấp nhận rằng quyết định của một công chức, đóng dấu một tài liệu là “bí mật” hoặc “tuyệt mật”, là một phương cách tốt để xác định tác hại của tài liệu đó đối với lợi ích quốc gia. Đó là một định nghĩa quá rộng và khó hiểu, để quyết định những ǵ nên được giấu khỏi tầm nh́n của công chúng. Nó đ̣i hỏi mọi người phải tuân theo những từ mà công chức đóng dấu."
Luật sư cấp cao tại Trung tâm Luật Nhân quyền, Kieran Pender nói với SBS rằng luật hiện hành đă đi quá xa và gây ra hậu quả tai hại.
“Chính phủ tiền nhiệm đă đưa ra các cải cách một cách hà khắc, định nghĩa quá rộng và thiếu các biện pháp bảo vệ cũng như giám sát tương ứng cần thiết. Và điều đó có nghĩa là những luật này đă h́nh sự hóa việc tố giác bí mật và h́nh sự hóa hoạt động báo chí v́ lợi ích của công chúng, và kết quả là tất cả người dân Úc đều phải gánh chịu.”
Ông Pender nói rằng những luật này đang gây ra 'hiệu ứng sợ hăi' đối với những người tố cáo và nhà báo, và đe dọa trách nhiệm minh bạch và giải tŕnh của chính phủ.
"Người tố cáo không vạch trần hành vi sai trái v́ họ lo lắng về những ảnh hưởng có thể xảy ra với họ. Chúng tôi đă thấy trong những năm gần đây, những người tố cáo bị truy tố. Chúng tôi đă thấy các nhà báo bị đột kích. Điều đó có nghĩa là hành vi sai trái vẫn được giấu kín, nó vẫn ở trong bóng tối và không ai có trách nhiệm đưa nó ra ánh sáng."
Phó Chủ tịch Tổ chức Người Tố cáo Úc, Brian Martin, cho hay các biện pháp bảo vệ người tố cáo hiện nay là chưa thỏa đáng.
"Vấn đề chính là luật pháp không có hiệu lực...Thậm chí không có một vụ án điển h́nh nào cho thấy người tố cáo ở Úc đă được bảo vệ. Và vấn đề thứ hai là chính phủ đang truy tố những người tố cáo như David McBride và Richard Boyle vào lúc này, và điều này đă gửi một thông điệp mạnh mẽ tới bất kỳ ai làm việc trong các tổ chức như quốc pḥng hoặc thuế vụ. Nếu bạn lên tiếng, đó là điều có thể xảy ra với bạn. "
Theo ông Pender, việc bịt miệng những người tố cáo đang củng cố văn hóa giữ bí mật ở Úc.
“Úc có vấn đề về luật bí mật. Chúng ta đă có hai mươi năm tuân theo những ǵ được mô tả là siêu luật để giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia. Sau ngày 11/9, chúng ta đă có hơn một trăm luật an ninh quốc gia được ban hành, nhiều luật trong số đó có liên quan đến luật bí mật. V́ vậy, Úc thực sự cần phải có sự cân bằng hợp lư và thu hồi một số luật bí mật đầy áp bức đó.”
Ông Greste phát biểu tại phiên điều trần rằng nếu Úc muốn khắc phục vấn đề về luật bí mật th́ cần bắt đầu xem tính minh bạch và an ninh quốc gia không phải là những điều đối lập mà phải coi đó là sự bổ sung cho nhau.
“Hiện nay theo luật là nếu chúng ta muốn bảo mật hơn, th́ chúng ta phải đánh đổi sự tự do và minh bạch truyền thông. Chúng tôi cho rằng điều này về căn bản đă hiểu sai vai tṛ của truyền thông trong nền dân chủ. Chúng tôi nhận ra rằng có sự căng thẳng giữa hai lĩnh vực, nhưng chúng không đối lập. Trên thực tế, chúng tôi tin rằng sự giám sát của giới truyền thông nói chung sẽ làm cho chính phủ và các cơ quan hoạt động tốt hơn."
Báo cáo và các khuyến nghị sẽ được đệ tŕnh vào tháng 5 để Bộ trưởng Tư pháp xem xét.
Sau khi kết thúc các phiên điều trần, ông Blight nói với SBS rằng mặc dù ông không thể xác nhận những ǵ sẽ có trong các khuyến nghị nhưng có những vấn đề chính mà ông dự kiến sẽ đưa vào.
"Công việc của chúng tôi chỉ là đưa ra các khuyến nghị và c̣n hơi sớm để nói về những điều này, nhưng ... nó có thể bao gồm việc thu hẹp một số hành vi phạm tội được coi là gây tổn hại và một số thông tin về nơi áp dụng hành vi phạm tội, cũng như biện pháp pḥng vệ nào cần được áp dụng cho các bí mật, và những biện pháp bảo vệ cho các nhà báo nữa.”
Phát biểu với truyền thông trước đó, ông nói việc t́m ra sự cân bằng phù hợp là rất quan trọng cho hoạt động của nền dân chủ.
"Luật về tiết lộ bí mật có vai tṛ bảo vệ an ninh quốc gia, nhưng khi đưa ra luật để trao quyền cho cảnh sát, các cơ quan an ninh và t́nh báo, th́ điều quan trọng là chúng ta không thực sự làm suy yếu nền dân chủ mà chúng ta đang yêu cầu họ bảo vệ."