Thành phố Minneapolis năm 2007 hứng chịu một trong những sự cố sập cầu nghiêm trọng nhất ở Mỹ, nhưng đă triển khai các biện pháp khắc phục trong 13 tháng.
Cú đâm của tàu container khổng lồ Dali hôm 26/3 làm cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland sập xuống ḷng sông, khiến 6 người chết và gây ra nhiều tổn thất nặng nề về giao thông, kinh tế cho khu vực.
Đây không phải là vụ sập cầu nghiêm trọng đầu tiên ở Mỹ. Cách đây 17 năm, thành phố Minneapolis ở bang Minnesota từng chứng kiến một thảm kịch tương tự.
Ngày 1/8/2007, khi ôtô đang nối đuôi nhau trong giờ cao điểm buổi tối trên cao tốc liên bang I-35W ở thành phố Minneapolis, cây cầu 8 làn xe chạy bắc qua sông Mississippi bất ngờ sập xuống, khiến 13 người thiệt mạng và 150 người bị thương. Nguyên nhân thảm họa được cho là do lỗi thiết kế và bảo dưỡng kém với cây cầu.
Ngoài tổn thất về con người và thiệt hại trước mắt, vụ sập cầu cao tốc liên bang I-35W c̣n cắt đứt trục giao thông huyết mạch kết nối thành phố Minneapolis và Saint Paul của bang Minnesota. Cây cầu nằm cao hơn mực nước sông khoảng 30 m này là nơi khoảng 140.000 ôtô lưu thông qua mỗi ngày trước khi xảy ra sự cố.
Vào thời điểm xảy ra thảm kịch, nhiều người lo ngại giao thông khu vực sẽ trở nên hỗn loạn khi cầu I-35W không c̣n. Kỹ sư xây dựng David Levinson, cựu giáo sư Đại học Minnesota từng nghiên cứu về cầu I-35W, cho hay các cây cầu khác trong khu vực chỉ có thể đáp ứng thêm tối đa 90.000 phương tiện qua lại mỗi ngày.
Để khắc phục, trong những ngày sau đó, Sở Giao thông Vận tải Minnesota đă cải tạo lề đường của các tuyến đường lớn và cao tốc liên bang thành làn xe chạy, giúp các phương tiện lưu thông nhanh hơn.
T́nh trạng ùn tắc nghiêm trọng đă không xảy ra như dự đoán và giới chức Mỹ chỉ mất 13 tháng để xây dựng cầu mới thay thế.
Thành phố Minneapolis, vốn nổi tiếng nhiều hồ và cầu, và Sở Giao thông Vận tải Minnesota cũng lập tức kiểm tra các cây cầu trong toàn bang và đưa ra chương tŕnh sửa chữa, thay thế bất kỳ cầu nào có kết cấu không ổn định trong ṿng 10 năm.
Vụ sập cầu ban đầu được ước tính gây tổn thất khoảng 113.000 USD mỗi ngày cho nền kinh tế bang Minnesota. 5 tháng sau khi cầu sập, một số doanh nghiệp nhỏ đóng cửa hàng với lư do lượng khách giảm sút.
Cho tới khi cây cầu thay thế được xây dựng và đi vào hoạt động hồi tháng 9/2008, tổn thất từ vụ sập cầu được báo cáo là 17 triệu USD trong năm 2007 và 43 triệu USD trong năm 2008.
Chính phủ Mỹ cũng nhanh chóng hành động, tuyên bố vụ sập cầu là thảm họa liên bang, cho phép doanh nghiệp bị ảnh hưởng được nhận khoản vay lăi suất thấp.
Hạ viện và Thượng viện nhất trí thông qua khoản tài trợ khẩn cấp 250 triệu USD cho Minnesota và dự luật được tổng thống George W. Bush khi đó kư thành luật vào ngày 6/8/2007, vài ngày sau khi cầu sập.
Đến giữa tháng 9, hơn một tháng sau khi sự cố xảy ra, Sở Giao thông Vận tải Minnesota thuê một công ty thiết kế và xây dựng cầu thay thế với chi phí ước tính 234 triệu USD.
Cây cầu mới mang tên Saint Anthony Falls I-35W được khánh thành vào giữa tháng 9/2008, nhanh hơn và tốn ít chi phí hơn dự kiến, được xem là bước thay đổi đáng kinh ngạc so với nhiều tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng.
Trong nghiên cứu vào năm 2011 đăng trên tạp chí Công nghệ và Kế hoạch Giao thông Vận tải, Levinson và giáo sư Feng Xie cho rằng việc triển khai nhanh chóng dự án khắc phục của chính quyền Minnesota đă giúp tiết kiệm cho người tham gia giao thông khoảng 9.500 USD-17.500 USD mỗi ngày.
"Tỷ lệ lợi ích - chi phí là khoảng 2.0-9.0, cho thấy những dự án này mang lại lợi ích cao về mặt kinh tế", Levinson và Xie cho hay.
"Tác động kinh tế của vụ sập cầu ở mức thấp hơn những ǵ mọi người lo ngại ban đầu. Khả năng thích ứng với thảm họa là gần như ngay lập tức", Christopher Phelan, giáo sư kinh tế tại Đại học Minnesota, nói về sự cố.
Tối 26/3, sau khi vụ sập cầu ở Baltimore xảy ra, cầu Saint Anthony Falls đă được thắp sáng màu cờ của bang Maryland. Thống đốc Minnesota Tim Walz tuyên bố sẽ cung cấp mọi nguồn lực và kinh nghiệm cần thiết để giúp Maryland vượt qua thảm kịch.
Chi phí xây dựng lại cầu Francis Scott Key ước tính lên tới 600 triệu USD, theo công ty phân tích IMPLAN. Tổng thiệt hại do đóng cửa cảng ở thành phố Baltimore trong một tháng có thể ở mức 28 triệu USD.
Lưu lượng giao thông qua cầu Francis Scott Key chỉ bằng khoảng 22% so với cầu I-35W, song dài hơn rất nhiều. Ngoài ra, vụ sập cầu Francis Scott Key c̣n khiến cảng Baltimore, cảng nhộn nhịp thứ 9 ở Mỹ, phải đóng cửa.
"Điều đó sẽ kéo dài cho tới khi các công ty trục vớt có thể xử lư sạch hiện trường. Họ có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để mở lại giao thông trên sông và đảm bảo cho tàu tiếp tục cập cảng Baltimore", Ryan Petersen, giám đốc điều hành công ty công nghệ hậu cần Flexport, nói.
Ngay sau vụ sập cầu ở Baltimore, Levinson hy vọng cơ quan chức năng bang và liên bang chú ư đến những lỗ hổng của hệ thống cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, vốn đă già cỗi sau hàng chục năm xây dựng.
"Tôi cho rằng thảm kịch này chưa phải là cuối cùng. Chúng ta cần nghĩ về cách chống lại những điều đó", ông nói.
|