Những KOL, KOC này tạo dựng h́nh tượng nghèo khổ, hoàn cảnh khó khăn mất cha mẹ, một ḿnh nuôi em để lôi kéo người xem mua các sản phẩm họ quảng cáo.
Cuối cùng, h́nh tượng nghèo khó sụp đổ khi người xem phát hiện cô ăn mặc sang trọng, sống trong nhà khang trang. Ảnh: Weibo.
Mới đây, một ṭa án địa phương tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đă kết án 8 người, bao gồm các livestreamer nổi tiếng và CEO một công ty truyền thông đa kênh (MCN), v́ bán sản phẩm trực tuyến bằng cách bịa đặt những câu chuyện sai sự thật.
Họ thêu dệt h́nh ảnh người nghèo sống ở khu vực nông thôn, sau đó hô hào, kêu gọi mua hàng để giúp đỡ nông dân trên các nền tảng thương mại điện tử. Trong video và các buổi livestream, những KOL này nói ḿnh đang trong hoàn cảnh khó khăn đến mức tuyệt vọng, ḥng lôi kéo người xem mua các sản phẩm họ giới thiệu.
Bán hàng bằng sự đồng cảm của công chúng
Theo Sixth Tone, trong những năm gần đây, số lượng KOL, KOC tạo dựng h́nh tượng nghèo khổ giả mạo để bán hàng livestream ngày càng tăng. T́nh trạng này cho thấy truyền thông đất nước tỷ dân rất ưa chuộng các mô h́nh kinh doanh lợi dụng sự đồng cảm của công chúng với những câu chuyện bịa đặt.
Cuộc điều tra của chính quyền địa phương cho thấy công ty MCN đă kiếm được hơn 10 triệu nhân dân tệ (1,4 triệu USD) một cách bất hợp pháp. Ṭa án Nhân dân huyện Chiêu Giác, thuộc Châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên đă kết án 8 quản lư của công ty này từ 9-14 tháng tù. Họ cũng bị phạt từ 20.000-100.000 nhân dân tệ/người.
Những KOL có liên quan, bao gồm Liangshan Mengyang và Liangshan Aze - cả hai đều có hàng triệu người theo dơi trên mạng xă hội - lần lượt bị kết án 9 và 11 tháng tù giam cùng các khoản phạt nặng. Cả hai tài khoản hiện đều đă bị chặn.
Trong video và các buổi livestream, những KOL này nói ḿnh đang trong hoàn cảnh khó khăn đến mức tuyệt vọng, ḥng lôi kéo người xem mua các sản phẩm họ giới thiệu. Ảnh: INF.
Liangshan Mengyang, tên thật là Axi, tự giới thiệu ḿnh đến từ vùng nông thôn phía tây nam Lương Sơn, mất cha mẹ sớm và đang một ḿnh nuôi các em. Từ năm 2018, cô đă đăng tải một loạt video ngắn lên mạng, trong đó cô nói dối về việc sống trong cảnh nghèo khó hay rơi nước mắt than thở về điều kiện sống ngặt nghèo.
Trong hơn 500 video, cô và các em luôn mặc quần áo rách rưới, sống trong một ngôi nhà gạch nung đổ nát và chỉ có khoai tây để ăn.
Tài khoản mạng xă hội của cô nhanh chóng vụt lên 4 triệu người theo dơi trên Douyin, TikTok phiên bản Trung Quốc. Sau khi nổi tiếng, cô gái bắt đầu bán nông sản, đặc sản địa phương thông qua các buổi livestream.
“Đừng tặng quà cho tôi. Thay vào đó, hăy sử dụng số tiền đó để mua quả óc chó núi. Bạn sẽ hỗ trợ được nhiều cô chú ở đây”, Liangshan Mengyang nói trong một buổi phát sóng trực tiếp.
“Nuôi” KOL bằng video dàn dựng, h́nh tượng nghèo khổ giả tạo
Tuy nhiên, doanh số bán hàng tăng đột biến trong thời gian ngắn khiến người tiêu dùng phàn nàn về chất lượng sản phẩm. Cuối cùng, người xem phát hiện cha mẹ cô trên thực tế vẫn c̣n sống và gia đ́nh cô sống trong một ngôi nhà do chính phủ xây dựng.
Qua điều tra, cảnh sát địa phương cho biết gia đ́nh cô từ lâu đă được hưởng các chính sách ưu đăi và sống trong điều kiện khá giả. Một số người thậm chí c̣n phát hiện ra cô ăn mặc rất sang trọng tại những địa điểm đắt tiền.
Tiết lộ này đă dẫn đến một cuộc điều tra vào tháng 6 đối với công ty truyền thông MCN quản lư hoạt động trên mạng xă hội của các KOL, KOC này.
Chính quyền địa phương phát hiện hàng hóa bán trong buổi phát trực tiếp không được sản xuất tại Lương Sơn, thực chất chúng có nguồn gốc từ một chợ sỉ. Cuộc điều tra cũng làm lộ các chiến thuật marketing phi pháp, bao gồm cả việc thuê người đóng giả làm người mua để tạo độ bàn tán, lượt mua sản phẩm cao.
Nhiều người phát hiện cô gái ăn mặc sang trọng và gia đ́nh khá giả, không giống với cảnh ngộ được thêu dệt trên video. Ảnh: INF.
Cảnh sát chỉ ra từ tháng 3/2021, Liangshan Mengyang đă kư hợp đồng với một công ty truyền thông có trụ sở tại Thành Đô, Tứ Xuyên. Công ty, thuộc sở hữu của một người đàn ông tên Tang, “nuôi” những người nổi tiếng trên mạng như Liangshan Mengyang và Liangshan Aze từ năm 2021 bằng cách dàn dựng các video bịa đặt và xây dựng h́nh tượng giả mạo trên Internet.
Họ mua nông sản và các sản phẩm khác với giá rẻ từ chợ sỉ ở Thành Đô, sau đó lợi dụng các nền tảng thương mại điện tử và các KOL, KOC để bán chúng như đặc sản Lương Sơn đích thực, thân thiện với môi trường. Tổng doanh thu vượt mốc 30 triệu nhân dân tệ, lợi nhuận công ty kiếm được đạt hơn 10 triệu nhân dân tệ.
Đây không phải là cuộc điều tra đầu tiên về các hoạt động marketing sai trái ở Lương Sơn, Sixth Tone cho biết.
Tháng 9/2023, chính quyền Trung Quốc đă xác định được 54 cá nhân liên quan đến việc tạo ra các video ngắn có nội dung bịa đặt. Đến tháng 12, 9 người làm việc cho một công ty MCN quản lư tài khoản của 2 ngôi sao nổi tiếng ở Lương Sơn đă bị kết án tù v́ tội quảng cáo sai sự thật.