Theo như Tổng Giám đốc Cơ quan T́nh báo An ninh New Zealand (NZSIS) Andrew Hampton đă thông báo với Ủy ban T́nh báo và An ninh Quốc hội có nhiều cựu nhân viên Lực lượng Pḥng vệ New Zealand đă tham gia huấn luyện cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Lực lượng Pḥng vệ New Zealand khởi hành trên máy bay F-230H Hercules tại Căn cứ RNZAF ở Auckland, New Zealand, vào ngày 13/4/2022. (Ảnh: Phil Walter/Getty Images)
Chỉ vài tuần sau những tiết lộ về việc cơ quan t́nh báo New Zealand lưu trữ thiết bị gián điệp nước ngoài và tin tặc Bắc Kinh xâm nhập các cơ quan chính phủ, một vụ việc mới lại thu hút sự chú ư của dư luận. Theo xác nhận từ một cơ quan t́nh báo khác, 7 cựu nhân viên Lực lượng Pḥng vệ New Zealand đă tham gia huấn luyện cho quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Tổng Giám đốc Cơ quan T́nh báo An ninh New Zealand (NZSIS) Andrew Hampton đă thông báo với Ủy ban T́nh báo và An ninh Quốc hội về vụ việc này. Theo ông Hampton, bảy cựu quân nhân New Zealand đă được Học Viện Bay Thử nghiệm ở Nam Phi thuê trong 18 tháng qua để hỗ trợ huấn luyện quân sự và hàng không cho quân đội Trung Quốc.
Ông Hampton cho biết đây là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm “tăng cường năng lực và khả năng sát thương của quân đội nước này”.
Ông Hampton khẳng định: "Quá tŕnh huấn luyện và chuyên môn mà họ truyền lại có được nhờ kinh nghiệm trước đây khi làm việc với quân đội đối tác và Lực lượng Pḥng vệ New Zealand. Hoạt động này rơ ràng gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia. New Zealand không thể khoanh tay đứng nh́n khi các cựu quân nhân được huấn luyện bởi quân đội nước ngoài, vốn không có chung giá trị với chúng ta, tiếp tục hoạt động".
Cả 7 cá nhân này đă buộc phải ngừng hoạt động huấn luyện sau khi NZSIS và các quốc gia đối tác như Úc thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, ông Hampton cảnh báo rằng "Nguy cơ tiềm ẩn là những người New Zealand khác có thể sẽ bị thu hút bởi mức lương cao và tiếp bước họ".
Ông Hampton cũng nhấn mạnh rằng môi trường gián điệp và can thiệp của nước ngoài đang ngày càng "phức tạp và phát triển nhanh chóng, do sự cạnh tranh địa chiến lược thúc đẩy". Ông cho biết NZSIS đă quan sát thấy "các chủ thể nhà nước hoặc người được ủy quyền của họ đang t́m cách âm thầm xây dựng ảnh hưởng lâu dài với các cá nhân trong môi trường chính trị quốc gia của chúng ta".
Ông cảnh báo rằng "các doanh nghiệp và thậm chí cả chính quyền địa phương đang ngày càng trở thành mục tiêu" của những can thiệp của nước ngoài.
Theo ông Hampton, vấn đề “theo dơi và quấy rối các cộng đồng sắc tộc” đang trở nên “tinh vi và quỷ quyệt hơn”. Ông bày tỏ sự lo ngại về vấn đề này trong một bài phát biểu gần đây.
“Các quốc gia nước ngoài như Trung Quốc và Cộng ḥa Hồi giáo Iran sử dụng nhiều phương thức để gây khó khăn cho những người dám lên tiếng chống lại chính phủ của họ", ông Hampton nói. “Hành vi này hoàn toàn không thể chấp nhận được ở một quốc gia như New Zealand".
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng: “Khi đề cập đến những quốc gia này, tôi muốn nói rơ rằng chỉ nhắm đến chính quyền và những người đại diện cho chính quyền, chứ không phải toàn bộ người dân Trung Quốc hay Iran. Chúng ta cũng cần bảo vệ cộng đồng người Hoa và người Iran đang sinh sống tại New Zealand".
Về mức độ đe dọa khủng bố quốc gia, ông Hampton cho biết hiện nay New Zealand đang ở mức thấp.
“Chúng tôi nhận định rằng một cuộc tấn công khủng bố hoàn toàn có thể xảy ra, tuy nhiên, hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ kế hoạch cụ thể nào. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng tôi loại trừ mối đe dọa”.
“Trên các nền tảng mạng xă hội xuất hiện nhiều lời lẽ kích động thù địch, cho thấy rằng có những kẻ có thể manh nha ư định thực hiện tấn công. Một số ít phần tử cực đoan bạo lực được biết đến vẫn đang tiếp tục thu hút sự chú ư và nguồn lực điều tra đáng kể của chúng tôi”.
Bên cạnh việc bị thúc đẩy bởi đức tin, bản sắc và chính trị, “xu hướng mới nổi hiện nay cho thấy các đối tượng khủng bố có thể bị thúc đẩy bởi các hệ tư tưởng mang tính cá nhân hóa cao và không có ḷng trung thành mạnh mẽ với một nguyên nhân hay nhóm cực đoan bạo lực cụ thể nào”.
“Thực tế cho thấy, những kẻ có niềm tin ư thức hệ linh hoạt có thể trở thành đối tượng điều tra trọng tâm của chúng tôi”, Tổng Giám đốc Cơ quan T́nh báo An ninh New Zealand kết luận.