Có rất nhiều lư do tại sao hoạt động thể chất có thể giúp con người có một giấc ngủ ngon.
Nghiên cứu được công bố ngày 27/3 trên tạp chí BMJ Open đă xem xét dữ liệu từ hơn 4.300 người trong độ tuổi từ 39 đến 67 trong khoảng thời gian 10 năm để t́m ra câu trả lời cho triệu chứng mệt mỏi sau khi ngủ dậy.
“Những người hoạt động thể chất có nguy cơ mắc các triệu chứng mất ngủ thấp hơn và rối loạn giấc ngủ", tác giả chính của nghiên cứu Tiến sĩ Erla Björnsdóttir, chuyên gia về giấc ngủ, giảng viên và nhà nghiên cứu tại Đại học Reykjavik cho biết.
T́m ra "thuốc" đặc trị chứng mất ngủ
Những người tham gia tại 9 quốc gia châu Âu đă được khảo sát về tần suất, cường độ và thời gian hoạt động thể chất cũng như các triệu chứng mất ngủ, số giờ ngủ mỗi đêm và cảm giác buồn ngủ vào ban ngày.
Vận động thường xuyên giúp giảm triệu chứng mất ngủ. Ảnh: CNN.
Nghiên cứu cho biết, những người thường xuyên vận động có khả năng ngủ b́nh thường (ngủ từ 6 đến 9 giờ mỗi đêm) cao hơn 55%, và những người trở nên năng động hơn trong suốt thời gian nghiên cứu có khả năng ngủ b́nh thường cao hơn 21%, sau khi điều chỉnh các yếu tố về tuổi tác, giới tính, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tiền sử hút thuốc.
"Các kết quả rất thuyết phục, và đồng thời cũng được hỗ trợ bởi một số lượng lớn các nghiên cứu hiện có", Tiến sĩ David Neubauer, phó giáo sư tại khoa tâm thần và khoa học hành vi tại Đại học Y Johns Hopkins cho biết.
Tiến sĩ Björnsdóttir cho biết: “Kết quả của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu trước đây đă chứng minh tác dụng có lợi của hoạt động thể chất đối với các triệu chứng mất ngủ. Nghiên cứu này bổ sung thêm tầm quan trọng của việc tập thể dục nhất quán theo thời gian. Do đó, việc hoạt động thể chất trong suốt cuộc đời sẽ giúp giảm nguy cơ mất ngủ và thời gian ngủ ngắn”.
Tiến sĩ Shalini Paruthi, phó giáo sư tại Trường Y Đại học Saint Louis và là phát ngôn viên của Viện Hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, cho biết nghiên cứu này có thể cung cấp cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe một công cụ khác bên cạnh thuốc và liệu pháp điều trị.
Tập thể dục có chữa khỏi chứng mất ngủ không?
Có rất nhiều lư do tại sao hoạt động thể chất có thể giúp con người có một giấc ngủ ngon.
Björnsdóttir nói: “Tập thể dục đă được chứng minh là cải thiện chất lượng và thời gian ngủ bằng cách thúc đẩy thư giăn, giảm căng thẳng và tăng cường tâm trạng. Hoạt động thể chất giúp điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể và thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn, phục hồi hơn”.
Ông nói: “Có một số nghiên cứu cho thấy, những người bắt đầu hoạt động thể chất tích cực hơn và tập thể dục nhiều hơn có xu hướng cải thiện giấc ngủ ban đêm về tổng thời gian ngủ cũng như khả năng đi vào giấc ngủ”.
Tuy nhiên, cần lưu ư là những người bị mất ngủ lâu năm có thể sẽ thấy rằng tập thể dục tự nó sẽ không hoàn toàn chữa khỏi t́nh trạng của họ, Paruthi nói thêm. Kết quả cũng có sự thay đổi theo từng cá nhân, một số người sẽ thấy kết quả đáng kinh ngạc, nhưng người khác ở mức độ vừa phải và một nhóm người có thể không nhận thấy bất kỳ sự cải thiện nào.
Liệu pháp hành vi nhận thức dành cho bệnh mất ngủ (cognitive behavioral therapy - CBT) là công cụ hiệu quả nhất hiện có để điều trị chứng mất ngủ, v́ vậy những người gặp vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng hơn có thể muốn t́m hiểu điều đó, Paruthi nói thêm.
Chọn cách sống năng động hơn
Các chuyên gia cho biết, không cần phải bắt đầu tập chạy marathon để thu được lợi ích. Bạn chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ nhất để thay đổi lối sinh hoạt.
Björnsdóttir nói: “Ngay cả các bài tập thể dục cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ hoặc yoga, cũng có thể có tác động tích cực đáng kể đến giấc ngủ”.
Paruthi thấy từ bệnh nhân của cô rằng luôn có những rào cản để trở nên năng động hơn, nhưng bất kỳ hoạt động nào cũng đều có ích. Bà nói: “Ngay cả khi bạn chỉ có thể đi bộ qua hai căn nhà lân cận rồi quay lại - đó cũng là một khởi đầu tuyệt vời. Thậm chí cả khi mỗi ngày chỉ tập 5 phút, chỉ cần bắt đầu từ đâu đó”.
Neubauer cho biết tập thể dục ngoài trời mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhịp sinh học. Ông nói: “Cả việc ở ngoài trời và hoạt động thể chất đều có thể có tác động tích cực đến nhịp sinh học của chúng ta. Và chính nhịp sinh học của chúng ta mới là yếu tố thúc đẩy giấc ngủ vào ban đêm và sự tỉnh táo vào ban ngày.
Mức độ mà mọi người có thể thay đổi lối sống của họ để tăng cường hoạt động và ở ngoài trời nhiều hơn cũng như tiếp xúc nhiều ánh sáng hơn chắc chắn có khả năng mang lại tác động tích cực đến giấc ngủ ban đêm".
VietBF@sưu tập