Chỉ mới sinh được 3 ngày, em bé sơ sinh phải tiếp tục trải qua thủ thuật chiếu đèn liên tục và thay máu trong đêm với lượng lớn.
Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi bị vàng da nặng. Ảnh: BVCC.
Bé N.T.Y.N., nặng 2,6 kg, được đưa đến Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong t́nh trạng lừ đừ, vàng da từ ḷng bàn tay đến bàn chân, thở co lơm ngực, sốt 38 độ C. Ngoài ra, bilirubin máu của bé tăng cao tới ngưỡng phải thay máu khẩn, ngoài ra, trẻ c̣n có t́nh trạng nhiễm trùng.
Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Thị Loan Anh, khoa Hồi sức Sơ sinh, cho biết đây là trường hợp nặng, cần phải thay máu khẩn. Tuy nhiên, máu của mẹ và bé bất đồng (mẹ O+ và trẻ B+) nên phải thay máu toàn phần.
Em bé được thay máu trong đêm với lượng lớn, kèm theo chiếu đèn vàng da 2 mặt liên tục, truyền kháng sinh cao cấp qua đường tĩnh mạch và nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần.
Sau 24 giờ, lượng bilirubin máu của bé giảm nhiều, tổng trạng dần cải thiện. Sau 8 ngày điều trị, bé được xuất viện.
Bác sĩ Loan Anh cho hay vàng da sơ sinh tán huyết xảy ra khi mẹ nhóm máu O, con nhóm máu A hoặc B. Khi trẻ vàng da nặng, lượng bilirubin gián tiếp trong máu quá cao sẽ thấm qua hàng rào máu năo gây các biến chứng thần kinh không thể hồi phục, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm thần, vận động của trẻ.
"Thay máu toàn phần là biện pháp cơ học để lấy đi nhanh chóng lượng bilirubin đă được h́nh thành trong máu, cũng như lấy nhanh khỏi cơ thể trẻ những hồng cầu bị kháng thể bám vào giúp điều trị thiếu máu", bác sĩ Loan Anh nói.
Qua trường hợp này, bác sĩ Loan Anh khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da, nhất là vàng da nhiều và xuất hiện sớm ngay sau sinh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra, theo dơi, điều trị.
Phụ huynh không nên phơi nắng hay dùng các biện pháp kinh nghiệm, dân gian khác để tránh việc phát hiện và điều trị muộn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.