Ba nước Arab tham gia bảo vệ Israel có nguy cơ hứng chỉ trích nếu Tel Aviv quyết định đáp trả mạnh mẽ đ̣n tập kích của Tehran, khiến khủng hoảng tiếp tục leo thang.
Sau khi cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel bị ngăn chặn vào cuối tuần qua nhờ hỗ trợ từ Mỹ và các đồng minh phương Tây cũng như Trung Đông, chính quyền Tổng thống Joe Biden đă ca ngợi rằng một "liên minh" vững chắc đă giúp ngăn chặn xung đột lan ra toàn khu vực.
Ba quốc gia Arab tham gia là Arab Saudi, Jordan và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Sự góp mặt của họ gây chú ư v́ căng thẳng giữa người Arab và Israel vốn đă tồn tại hàng thập kỷ do vấn đề Palestine. Theo giới phân tích, phản ứng sắp tới của Israel sẽ kiểm tra tính bền vững của "liên minh", khi việc họ hợp tác với Tel Aviv gần đây đă bắt đầu tạo ra những làn sóng phản đối ở trong nước.
"Những quốc gia Arab đó đang ở vào t́nh thế rất nhạy cảm", Oraib Al Rantawi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Al Quds, trụ sở tại thủ đô Amman, Jordan, nhận định. "V́ những lư do địa chính trị, bối cảnh hiện nay không dễ dàng cho họ, đặc biệt là với Jordan, khi họ bị mắc kẹt giữa hai nguồn gây rắc rối là Israel và Iran".
Sau cuộc tập kích của Iran, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby gọi màn phối hợp giữa Mỹ và đồng minh nhằm bảo vệ Israel trước hơn 300 tên lửa và máy bay không người lái (UAV) là "một thành công quân sự phi thường" đă gửi "thông điệp mạnh mẽ về vị trí của Israel trong khu vực so với Iran".
Tuy nhiên, không có bất kỳ thông điệp hân hoan nào như vậy từ các đối tác của Mỹ ở Trung Đông. Chính quyền Jordan nhanh chóng giải thích với người dân trong nước rằng việc giúp đỡ Israel thực chất là để bảo vệ chính ḿnh. "Một số vật thể bay vào không phận của chúng tôi đêm qua đă bị chặn lại v́ chúng gây ra mối đe dọa cho người dân và các khu vực đông dân cư của chúng tôi", chính phủ nước này ra tuyên bố.
Ngày 15/4, Ngoại trưởng Jordan Ayman Safadi phát biểu trên truyền h́nh rằng nước này sẽ tự bảo vệ ḿnh trước bất kỳ mối đe dọa nào đối với chủ quyền và không phận, kể cả từ Israel.
Trong ba nước Arab tham gia nỗ lực giúp đỡ Tel Aviv, Jordan là quốc gia duy nhất có chung đường biên giới với Israel, đồng thời là nước duy nhất tham gia chiến dịch trên không nhằm tiêu diệt UAV Iran. Arab Saudi và UAE chỉ đóng vai tṛ chia sẻ với t́nh báo Mỹ về kế hoạch của Iran sau khi họ nhận được thông báo từ Tehran, theo Wall Street Journal.
UAE b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Israel 4 năm trước nhưng Arab Saudi th́ chưa. Hai nước đang trên đà tiến tới mục tiêu này trước khi các cuộc đàm phán bị trật bánh v́ chiến sự Israel - Hamas.
Theo Tahani Mustafa, nhà phân tích cấp cao tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, tổ chức tư vấn trụ sở tại Bỉ, cả hai quốc gia Vùng Vịnh giàu có đều "phụ thuộc rất nhiều vào các quốc gia phương Tây. "Arab Saudi muốn có một hiệp ước an ninh với Mỹ. Cho đến khi liên minh đó ổn định, họ sẽ cố làm mọi thứ có thể để lấy ḷng Mỹ".
Việc Jordan tham gia liên minh là điều gây bất ngờ với giới quan sát bởi nước này đă liên tục chỉ trích chiến dịch kéo dài 6 tháng qua của Israel ở Dải Gaza. Jordan cũng là quốc gia đầu tiên rút đại sứ khỏi Israel, nhiều lần kêu gọi ngừng bắn và đi đầu trong nỗ lực cung cấp viện trợ cho Gaza.
Rantawi từ Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Al Quds đánh giá sự tham gia của Jordan vào chiến dịch không phải dấu hiệu cho thấy họ đă có thiện cảm tốt hơn với người hàng xóm. Thực tế, đây là bằng chứng rằng họ đang phụ thuộc vào hỗ trợ kinh tế cũng như ngoại giao của Mỹ và Israel như thế nào.
Mặc dù một nửa dân số là người tị nạn Palestine, Jordan đă trở thành quốc gia Arab thứ hai công nhận Israel vào năm 1994. Mối phụ thuộc của nước này vào phương Tây thậm chí c̣n sâu sắc hơn. Các căn cứ quân sự Mỹ, Pháp và Anh nằm rải rác khắp nước này và nền kinh tế chủ yếu được duy tŕ bởi viện trợ nhân đạo và quân sự từ phương Tây.
Chính phủ Jordan kư một thỏa thuận quốc pḥng năm 2021, về cơ bản cho phép quân đội Mỹ tự do sử dụng đất và không phận.
"Tôi không nghĩ họ có nhiều lựa chọn ngoài việc đi đến bất cứ nơi nào thủy triều đưa họ đến", Mustafa từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, b́nh luận. "Rốt cuộc th́ họ không thể tự quyết".
Jordan cũng mong muốn gạt đi những lời kêu gọi từ các nhà lập pháp cánh hữu Israel thúc giục họ tiếp nhận thêm người tị nạn Palestine, một phần trong nỗ lực lâu dài của Tel Aviv "nhằm biến Jordan thành một nhà nước Palestine", bà nói thêm.
Nhưng sự tham gia của Jordan vào liên minh do Mỹ dẫn đầu có thể gây khó cho nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa chính sách công với dư luận, Rantawi nhận xét, đề cập đến những lời chỉ trích không ngừng nghỉ từ phía công chúng Jordan đối với những ǵ Tel Aviv thực hiện ở Gaza.
Căng thẳng giữa một bên là Arab Saudi, nước có phần lớn người Hồi giáo theo ḍng Sunni, Jordan và UAE, và một bên là Iran, nơi có đa số người Shiite, đă bao trùm Trung Đông trong nhiều thập kỷ.
"Suốt nhiều năm qua, khu vực luôn tồn tại quan điểm rằng Iran đang cố gắng gây bất ổn cho Jordan", Ghaith al-Omari, thành viên cấp cao tại Viện Chính sách Cận Đông, trụ sở tại Washington, cho biết.
Với việc ba nước Arab phải cân bằng giữa lợi ích của ḿnh, ổn định chính trị và liên minh quốc tế, Omari cho rằng nếu Israel trả đũa quyết liệt nhằm vào Iran, họ sẽ đẩy các đối tác rơi vào thế khó khi chọc giận dư luận bên trong những nước này. "Mọi thứ có thể trở nên rất rắc rối nếu người Israel cố gắng trả đũa qua không phận Jordan", ông nhấn mạnh.
Masoud Mostajabi, phó giám đốc Chương tŕnh Trung Đông tại Hội đồng Đại Tây Dương có trụ sở tại Mỹ, có chung quan điểm. "Đối với những người chơi trong khu vực, họ đă có thể lập luận rằng họ đang bảo vệ chính đáng không phận của ḿnh. Tuy nhiên, nếu cuộc tấn công leo thang thành một cuộc xung đột Israel - Iran rộng lớn hơn, những bên bảo vệ Israel sẽ bị kéo vào ṿng xoáy".
"Với những yếu tố đó, các lănh đạo trong khu vực sẽ nỗ lực hành động để hai bên kết thúc cuộc đối đầu này", ông kết luận.
|
|