Một nghiên cứu được chính phủ Đức hậu thuẫn công bố ngày 17/4 cho thấy thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng năng suất và sức khỏe do biến đổi khí hậu ước tính lên tới 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050.
Dù là một trong những mối bận tâm lớn nhất hiện tại, tác động kinh tế của biến đổi khí hậu vẫn chưa thực sự được hiểu đầy đủ và các nhà kinh tế thường đưa ra các đánh giá khác nhau về mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, nghiên cứu được công bố ngày 17/4 bởi Viện nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam (PIK), một tổ chức được chính phủ Đức hỗ trợ, cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc này.
Cụ thể, hăng tin Reuters trích dẫn nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có thể làm giảm tới 17% GDP của nền kinh tế toàn cầu vào giữa thế kỷ này, tương đương với 38.000 tỷ USD. Mức ước tính chi phí khoảng 6.000 tỷ USD cho các biện pháp hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức tiền công nghiệp do đó vẫn thấp hơn nhiều lần so với chi phí cho những thiệt hại ước tính gây ra bởi hiện tượng này.
Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu cũng đă xem xét dữ liệu nhiệt độ và lượng mưa ở hơn 1.600 khu vực trong 40 năm qua để đưa ra được kết luận sự kiện nào sẽ gây tốn kém. Sau đó, các nhà nghiên cứu sử dụng đánh giá thiệt hại cùng với các dự đoán của mô h́nh khí hậu để ước tính thiệt hại trong tương lai.
Các phát hiện cho thấy nếu lượng khí thải tiếp tục ở mức hiện nay trong khi nhiệt độ trung b́nh toàn cầu tiếp tục tăng vượt quá 4 độ C, thiệt hại kinh tế ước tính sau năm 2050 sẽ khiến thu nhập toàn cầu bị mất 60% vào năm 2100. Tuy nhiên, việc hạn chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 2 độ C sẽ hạn chế những tổn thất đó ở mức trung b́nh 20%.
Ước tính thiệt hại của PIK dựa trên xu hướng nhiệt độ và lượng mưa dự kiến, nhưng không tính đến thời tiết khắc nghiệt hoặc các thảm họa khác liên quan đến khí hậu như cháy rừng hoặc mực nước biển dâng cao. Ngoài ra, các ước tính cũng chỉ dựa trên lượng khí thải đă được thải ra mà chưa cân nhắc tới việc lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng ở mức kỷ lục.
Một điểm đáng chú ư khác trong nghiên cứu của PIK nằm ở chỗ nó chỉ ra được rằng biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới hầu như tất cả các nền kinh tế, trong đó các quốc gia nghèo và đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, và các thiệt hại này lớn hơn so với một số lợi ích mà biến đổi khí hậu có thể mang lại cho một số quốc gia.
Nhà nghiên cứu dữ liệu khí hậu Potsdam, Leonie Wenz, đồng tác giả của nghiên cứu, do đó khẳng định: “Việc bảo vệ khí hậu khiến chúng ta tốn ít chi phí hơn nhiều so với việc không làm điều đó”.
|