Thêm một bài Toán khiến dân tình tranh cãi từ sáng tới khuya, vì có không ít người cho rằng nếu thực hiện đúng nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì đáp án phải là 2, khiến đích thân giáo viên phải lên tiếng: 8 - 3 + 3 sẽ bằng 2 hay 8?
Có những bài hoàn toàn không đánh đố nhưng dữ liệu mà đề Toán đưa ra cũng gây ra nhiều tranh luận. Chẳng hạn mới đây, một bài Toán được chia sẻ hoàn toàn không cao siêu nhưng khiến dân tình chia làm hai ngả.
Cụ thể, phép tính: 8 - 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8.
Với cách giải 1 sẽ là: 8 - 3 + 3 = 8 - (3 + 3) = 8 - 6 = 2.
Với cách giải 2 sẽ là: 8 - 3 + 3 = (8 - 3) + 3 = 5 + 3 = 8
Rất nhiều người chọn đáp án 2. Nhưng cũng không ít người cho rằng nếu thực hiện đúng nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì đáp án phải là 2. Tuy nhiên, ngay lập tức cách tính này bị phản bác. Bởi nguyên tắc nhân chia trước, cộng trừ sau không có nghĩa cộng rồi mới đến trừ mà trong tính toán, nhân, chia được ưu tiên trước. Nếu cùng là nhân, chia, hoặc cộng, trừ, phép tính được thực hiện từ trái qua phải. Như vậy, đáp án được đưa ra bằng 8 là đúng. Nếu muốn đáp án bằng 2 thì phải có dấu ngoặc (3 + 3) như cách tính trong hình ảnh.
Phép tính: 8 - 3 + 3 đưa ra 2 cách giải và đưa ra 2 đáp án hoàn toán khác nhau là 2 và 8. Rất nhiều người khác bức xúc: 8 - 3 = 5 > 5 + 3 = 8.
Không ít người còn cẩn thận dùng máy tính hoặc nhập phép tính lên Google để kiểm tra. Kết quả cho bài toán 8 - 3 + 3 là 8.
Nói về phép tính trong ảnh, một cô giáo khẳng định đáp án được đưa ra ban đầu là đúng, 8 - 3 + 3 = 8. Nữ giáo viên giải thích "nhân chia trước, cộng trừ sau" là cách nói vắn tắt và có thể khiến một số người hiểu nhầm. Trong sách giáo khoa, nguyên tắc này được nêu rõ ràng, dễ hiểu. Cụ thể, trước hết, thực hiện các phép Toán trong dấu ngoặc đơn. Tiếp đến, thực hiện tất cả phép nhân và phép chia theo thứ tự từ trái qua phải. Cuối cùng, thực hiện tất cả phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Trên thực tế, nhân chia trước cộng trừ sau là một trong những nguyên tắc được nhắc đến nhiều nhất khi các em làm quen với các phép tính trong Toán học. Nguyên tắc này giúp các em nhớ thứ tự thực hiện phép tính đó là: Thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng và phép trừ sau. Như vậy, nhân và chia là các phép tính đồng hạng và được ưu tiên thực hiện trước so với phép cộng và trừ.
Bên cạnh quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau thì học sinh cũng cần nhớ một số quy tắc thứ tự thực hiện phép tính như sau: Thực hiện phép tính trong ngoặc đơn trước/ Thực hiện phép nhân, chia theo thứ tự từ trái sang phải/ Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.