Các nhà khoa học Ư và Serbia đă xác định một loạt hợp chất polyphenol trong thực phẩm có thể chống lại dạng gan nhiễm mỡ phổ biến nhất.
Một nghiên cứu từ Đại học Magna Graecia (Ư), Đại học Novi Sad và Trung tâm Lâm sàng Đại học Vojvodina (Serbia) đă xác một loạt các hợp chất hoạt tính sinh học có thể chống lại bệnh gan nhiễm mỡ liên quan đến rối loạn chức năng chuyển hóa (MASLD).
Đó là 8 hợp chất benzofuranone, myricetin, luteolin, quercetin, luteolin, kaempferol, baicalein và galangin, đều là các polyphenol hiện diện dồi dào trong củ hành tây.
Hành tây là một trong những loại gia vị phổ biến nhất trong nhiều nền ẩm thực, có tiềm năng giúp đẩy lùi gan nhiễm mỡ - Ảnh đồ họa AI
Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Nutrients, các tác giả đă sử dụng thư viện các hợp chất hành tây tự nhiên điển h́nh từ cơ sở dữ liệu trực tuyến quốc tế FOODB và PubChem, sau đó thử nghiệm các hợp chất lên nhiều cơ chế khác nhau liên quan đến sức khỏe của gan.
Họ đă gạn lọc ra 8 hợp chất nói trên, mỗi thứ tác động mạnh mẽ lên bệnh gan nhiễm mỡ theo cách khác nhau.
Ví dụ luteolin, myricetin và kaempferol kích hoạt thụ thể LXRα, có thể điều chỉnh cân bằng lipid và giảm phản ứng viêm; trong khi galangin và myricetin có thể làm giảm nồng độ axit béo và ngăn ngừa sự tích tụ lipid trong gan...
V́ vậy, các hợp chất này có tiềm năng ứng dụng cao trong việc chống lại MASLD, bao gồm chiết xuất các hợp chất để đưa vào thuốc/thực phẩm bổ sung lẫn ăn trực tiếp.
MASLD là một thuật ngữ mới gần đây được giới y học sử dụng để thay thể cho "bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu" (NAFLD), v́ bao hàm được mối quan hệ giữa sự lắng đọng mỡ ở gan và rối loạn chức năng chuyển hóa.
Ước tính có đến 25% dân số thế giới có thể đang đối diện với t́nh trạng này ở các mức độ khác nhau.
Gan nhiễm mỡ là một yếu tố nguy cơ lớn có thể dẫn đến các t́nh trạng nguy hiểm hơn bao gồm xơ gan và ung thư gan.
Trong khi đó, một số nghiên cứu dạng quan sát đă cho thấy việc tiêu thụ nhiều loại thực phẩm giàu polyphenol dường như giúp đẩy lùi các dạng gan nhiễm mỡ.
Polyphenol là một nhóm hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ, hiện diện nhiều trong các loại trái cây, rau, củ, gia vị.
Trong đó, hành tây được biết đến là rất giàu polyphenol và lại phổ biến trong nền ẩm thực khắp thế giới. Người phương Tây trộn hành tây vào salad, tẩm bột chiên làm snack... trong khi người châu Á trong đó có Việt Nam chủ yếu sử dụng như củ gia vị.
Do vậy, xác định các hợp chất trong một thứ dễ t́m như hành tây đem lại lợi thế lớn trong việc xây dựng các chiến lược chống lại các vấn đề toàn cầu như gan nhiễm mỡ.