Nhiều chuyên gia và quan chức nhận định Ukraine sẽ tiếp tục đối mặt nhiều tuần khó khăn, thậm chí nguy cơ mất Chasov Yar trước khi viện trợ Mỹ tới nơi.
Hạ viện Mỹ cuối tuần trước thông qua gói viện trợ quân sự trị giá gần 61 tỷ USD sau nhiều tháng tŕ hoăn. Vũ khí và đạn dược Mỹ sẽ sớm được chuyển vào Ukraine nếu dự luật được Thượng viện thông qua trong tuần này.
Tuy nhiên, nhiều quan chức, binh sĩ và chuyên gia quân sự Ukraine cho rằng gói viện trợ được Mỹ thông qua quá muộn, đẩy Kiev vào t́nh thế rất khó khăn trên tiền tuyến. Trong những tháng khoản viện trợ mắc kẹt tại quốc hội Mỹ, quân đội Nga kiểm soát thêm khu vực tương đương 20% diện tích Ukraine và giành thế chủ động trên chiến trường.
"Câu hỏi đặt ra là liệu số đạn dược nói trên có đến kịp để giúp Ukraine giữ Chasov Yar hay không", Rob Lee, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại (FPRI) có trụ sở tại Mỹ, đề cập đến thành tŕ cách Bakhmut khoảng 15 km về phía tây.
Nhận thấy t́nh trạng cạn kiệt đạn dược của Ukraine, Nga gần đây tăng cường sức ép tấn công vào Chasov Yar và đă áp sát khu vực ngoại ô phía đông thành phố.
Các chỉ huy Ukraine cho biết nếu kiểm soát được Chasov Yar, Nga có thể đưa các thành phố chiến lược khác gần đó vào tầm bắn của pháo binh và biến nơi này thành điểm tựa để mở những đợt tiến công sâu hơn.
Loạt thành tŕ khác Ukraine đang giữ gần Chasov Yar gồm Kramatorsk, Slavyansk, Druzhkovka và Konstantinovka, trong đó Kramatorsk là đô thị lớn cuối cùng họ kiểm soát ở tỉnh Donetsk.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ ngày 20/4 nhận định lực lượng Nga "vẫn có thể đạt bước tiến chiến dịch đáng kể trong những tuần tới" và có thể ưu tiên các khu vực mỏng hơn trên pḥng tuyến Ukraine, đặc biệt phía tây Avdeevka, hoặc nơi họ đă áp sát mục tiêu chiến thuật quan trọng như Chasov Yar.
Một quan chức cấp cao Ukraine nhận định số vũ khí Mỹ sắp đổ vào nước này, trong đó có đạn pháo và đạn tên lửa pḥng không, "sẽ làm chậm đà tiến của Nga nhưng không thể ngăn được họ". Nhiều chuyên gia Ukraine lo ngại hỗ trợ của Washington cho Kiev khó kéo dài tới khi xung đột chấm dứt.
"Khoản viện trợ lớn này có thể là gói cuối cùng trong năm nay. Thêm nữa, nguy cơ cao là tất cả gói viện trợ tiếp theo cho Ukraine sẽ có quy mô nhỏ hơn rất nhiều", một cựu sĩ quan Ukraine thuộc nhóm phân tích Frontelligence Insight cho biết.
Theo nhóm này, viện trợ của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sẽ đảm bảo nguồn cung vật tư quân sự cho Ukraine thêm khoảng một năm.
Tổng thống Volodymyr Zelensky hồi đầu tháng 4 nói lượng đạn pháo Nga khai hỏa nhiều gấp 10 lần Ukraine. Sau khi Mỹ công bố gói viện trợ, các quan chức Ukraine cho biết khoảng cách này sẽ phần nào thu hẹp, song không biến mất hoàn toàn.
Chuyên gia Lee chia sẻ cùng quan điểm và đánh giá "Nga vẫn có lợi thế về pháo binh, dù không lớn như trước".
Xe tăng Ukraine tại Chasov Yar tháng 3/2023. Ảnh: Reuters
Dự luật mà Hạ viện Mỹ công bố chỉ liệt kê nguồn tiền mua vũ khí, không cho biết số lượng hệ thống mà nước này sẽ cung cấp. Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ (CAST), đánh giá lợi thế mà Ukraine dự kiến có được phụ thuộc vào lượng vũ khí mà nước này sẽ nhận từ Mỹ.
"Hoạt động phối hợp giữa tiêm kích và tên lửa pḥng không có thể buộc Nga hủy đáng kể chiến dịch ném bom lượn diện rộng", ông Pukhov nói. "Tuy nhiên, nếu Ukraine không dùng các hệ thống quan trọng như vậy trên diện rộng, họ không thể tạo ra ảnh hưởng đáng kể trên tiền tuyến".
Andriy Zagorodnyuk, cựu bộ trưởng quốc pḥng Ukraine đang làm giám đốc Trung tâm Chiến lược Quốc pḥng có trụ sở tại Kiev, bày tỏ kỳ vọng gói viện trợ của Mỹ là đủ để chấm dứt động lực trên chiến trường của Nga hiện tại.
Tuy nhiên, Zagorodnyuk thừa nhận gói viện trợ quân sự từ Mỹ chỉ giúp Ukraine giải quyết một trong những thách thức lớn mà nước này đang đối mặt. Một bài toán khác mà Ukraine cần phải giải quyết là vấn đề nhân lực. Theo chuyên gia Lee, đây có thể là "ch́a khóa quyết định diễn biến chiến sự Nga - Ukraine trong năm 2025".
Mỹ và Ukraine ước tính Nga hiện có thể tuyển mộ khoảng 30.000 quân mỗi tháng hoặc ở mức đủ để bù đắp tổn thất trên chiến trường. Trong khi đó, Ukraine buộc phải thông qua các biện pháp huy động quân mới để giải quyết vấn đề nhân sự cho quân đội, trong đó có thông qua đạo luật hạ tuổi nhập ngũ bắt buộc từ 27 tuổi xuống 25.
Việc gói viện trợ hơn 60 tỷ USD của Mỹ được thông qua sẽ giúp Ukraine có thêm thời gian giải quyết các vấn đề tồn đọng để có thể huy động được thêm quân ra chiến trường, giới phân tích nhận định. Tuy nhiên, cái giá mà họ phải trả có thể là việc thất thủ ở Chasov Yar, trước khi t́nh h́nh được cải thiện nhờ vũ khí Mỹ.