Theo như chuyên gia hàng không Mike Sutton đă dành lời khen cho lĩnh vực chế tạo vũ khí của Moscow trên tờ The Telegraph (Anh) về những bước tiến mà Nga thu được trên chiến trường là kết quả của ngành công nghiệp quốc pḥng trước những thắng lợi của Nga trên chiến trường Ukraine.
Sức mạnh của không quân Nga
Trước những thắng lợi của Nga trên chiến trường Ukraine, chuyên gia hàng không Mike Sutton đă dành lời khen cho lĩnh vực chế tạo vũ khí của Moscow trên tờ The Telegraph (Anh).
Ngày 16/4 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận rằng Kiev không thể ngăn chặn cuộc tấn công của Nga vào Nhà máy điện khổng lồ Trypilska gần Kiev do nước này thiếu tên lửa đánh chặn.
Cùng với các cuộc tấn công thành công gần đây của Moscow ở khu vực Avdiivka, chuyên gia Mike Sutton nhận định, Nga đang báo trước cho Ukraine bước ngoặt đáng lo ngại trong cuộc xung đột: sức mạnh không quân của Moscow đang trở nên mạnh mẽ và giúp nước này trên đường đến chiến thắng.
Tác giả bài viết cho rằng, một phần thành công của Nga là nhờ các loại vũ khí mới hơn, nhưng nước này cũng đă thành công trong việc sửa đổi các loại vũ khí cũ, với bộ dẫn đường vệ tinh để điều khiển chúng hướng tới mục tiêu. Lực lượng của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ đó đă có thể giành được thế chủ động trên chiến trường.
Các máy bay phản lực nhanh của Nga đă có thể phóng vũ khí ra ngoài phạm vi pḥng không của Ukraine và lao vào các mục tiêu trong thành phố với sức tàn phá khủng khiếp, hoặc tấn công sâu từ phía sau tiền tuyến, phá hủy các sở chỉ huy và các trung tâm hậu cần của Kiev.
Việc Ukraine thiếu tên lửa đất đối không tầm xa hoặc phi đội máy bay chiến đấu hiện đại hiệu quả có khả năng chống lại mối đe dọa trên không ngày có nghĩa là Nga có thể hành động mà không gặp nhiều trở ngại. Các máy bay phản lực của Nga giờ có thể chỉ cách hàng pḥng thủ của Ukraine vài dặm và sẵn sàng tung ra đ̣n tấn công khủng khiếp.
Mike Sutton cho biết, hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ tuy hiệu quả nhưng lại là vũ khí có giá trị cao mà Ukraine không thể để mất và cũng hiếm khi lộ diện ở tiền tuyến. Những chiếc F-16 được nhiều người mong đợi, được trang bị tên lửa dẫn đường bằng radar tầm xa, sẽ có thể ứng phó với các máy bay Su-34 và Su-35 của Nga trên không. Tuy nhiên, số lượng F-16 bị hạn chế và liệu nó có đủ để đáp trả hơn 100 phi vụ xuất kích hàng ngày mà Nga đă thực hiện ở Avdiivka hay không lại là vấn đề khác.
Kharkov sau cuộc tấn công của Nga. Ảnh: EPA-EFE
Bom lượn rẻ tiền của Moscow là "vũ khí thay đổi cuộc chơi"
Mức độ tàn phá của bom lượn Nga cho thấy các hệ thống cũ vẫn c̣n phù hợp, đặc biệt khi được kết hợp với quy mô lớn. Nga đă nhanh chóng sửa đổi một hệ thống tên lửa rẻ tiền, lâu đời thành một hệ thống có hiệu quả cao. Bài học (cho phương Tây) ở đây không chỉ liên quan đến cách tiếp cận với kho vũ khí cũ mà c̣n là về sự linh hoạt của khả năng pḥng thủ.
Ông Sutton thừa nhận: "Nga đă nhanh chóng tạo ra một hệ thống quen thuộc, chi phí thấp, có hiệu quả cao. Đây là bài học cho cách tiếp cận [của phương Tây] đối với các kho vũ khí cũ (vốn thường bị vứt bỏ)".
Trước đó, chuyên gia về an ninh và quan hệ quốc tế Mark Sleboda chia sẻ với Sputnik ngày 10/4 rằng: "Báo chí phương Tây gọi bom lượn FAB là vũ khí thay đổi cuộc chơi".
"Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau, từ 250 kg đến 1.500 kg. Những quả bom mới sẽ sớm được triển khai trên tiền tuyến thậm chí nặng tới 3.000 kg. Đó là một quả bom 3 tấn", ông Sleboda nói, đồng thời cho biết nó có thể phá hủy công sự chỉ trong một lần.
Hăng thông tấn RIA Novosti (Nga) cho biết, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đă tích cực sử dụng bom lượn được trang bị các mô-đun điều chỉnh và lập kế hoạch trong các khu quân sự. Máy bay chiến đấu của nước này có thể tấn công vào các khu vực kiên cố mà không phải hứng chịu hỏa lực từ hệ thống tên lửa pḥng không của đối phương.
Chuyên gia quân sự Nga Alexey Leonkov nói với RIA vào cuối tháng 3 rằng, quả bom nặng ba tấn này có sức công phá mạnh đến mức nó có thể được sử dụng để tấn công các khu vực đặc biệt kiên cố, ngoài ra, các công nghệ mới trên thực tế sẽ biến nó thành bom có độ chính xác cao.