Chad đă yêu cầu quân đội Mỹ dừng các hoạt động tại căn cứ không quân gần thủ đô N'Djamena.Theo kênh RT (Nga) ngày 21/4, Chad đă yêu cầu quân đội Mỹ tạm dừng các hoạt động tại một căn cứ không quân gần thủ đô N'Djamena, nơi duy nhất có hiện diện của lực lượng Mỹ ở nước này. Thông tin trên do một số cơ quan truyền thông đưa ra, trích dẫn bức thư do Tham mưu trưởng Không quân Chad, Tướng Idriss Amine Ahmed, gửi Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ.
Trong bức thư trên, ông Ahmed cho biết đă yêu cầu Tùy viên quốc pḥng Mỹ tạm dừng các hoạt động của các binh sĩ Mỹ tại căn cứ không quân Adji Kossei. Theo Bloomberg, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận Chad đă cảnh báo Mỹ ngưng hoạt động tại căn cứ Adji Kossei.
“Chad chưa yêu cầu lực lượng Mỹ rút đi. Mỹ và Chad đă nhất trí rằng giai đoạn sau cuộc bầu cử tổng thống Chad sắp tới là thời điểm thích hợp để xem xét lại hợp tác an ninh giữa hai bên”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với Bloomberg.
Tuy nhiên, kênh CNN trích dẫn các nguồn tin t́nh báo đưa tin rằng, trong một lá thư riêng, quân đội Mỹ đă được lệnh rút hoàn toàn khỏi căn cứ không quân Adji Kossei. Chad cũng đe dọa hủy bỏ thỏa thuận liên quan đến cách quân đội Mỹ có thể hoạt động ở quốc gia Trung Phi này.Một quan chức Mỹ khác cho biết vẫn chưa rơ liệu Chad có thực sự muốn quân đội Mỹ rời khỏi nước này hay t́nh h́nh hiện tại chỉ là một “lá bài” chính trị trước cuộc bầu cử vào tháng tới.
Hiện Mỹ có lực lượng đồn trú luân phiên dưới 100 quân ở Chad. Những thông tin trên được đưa ra một tháng sau khi một quốc gia châu Phi khác là Niger đă chấm dứt thỏa thuận quân sự kéo dài hàng thập kỷ với Washington, vốn cho phép Mỹ duy tŕ lực lượng khoảng 1.000 quân ở nước này.
Theo kênh RT (Nga), tâm lư chống phương Tây đang gia tăng trên khắp châu Phi, khi Niger, Mali và Burkina Faso gần đây cũng hủy bỏ các thỏa thuận quân sự với Pháp. Trong khi đó, ảnh hưởng của Nga trong khu vực ngày càng gia tăng. Nga và Niger hồi tháng 1 năm nay đă đồng ư tăng cường hợp tác quân sự và chống khủng bố ở khu vực Sahel. Tính đến giữa năm 2023, Nga đă kư thỏa thuận hợp tác với hơn 40 quốc gia châu Phi.
|