Ăn kiêng cấp tốc, sống cô lập xă hội, chăm sóc răng miệng kém hay uống nhiều caffeine... là những thói quen dễ gây ra các vấn đề tim mạch, làm suy giảm chức năng tim.
1. Ăn kiêng cấp tốc hoặc loại bỏ một số chất dinh dưỡng đa lượng
Tiến sĩ Daniel Edmundowicz, trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện Đại học Temple, bang Pennsylvania, cho biết những người ăn kiêng thường nghĩ đang duy tŕ một chế độ cân bằng, lành mạnh nhưng trên thực tế là đang tự chuốc lấy các vấn đề về tim sau này.
Edmundowicz thấy những người tuân thủ chế độ ăn ít cholesterol sẽ tránh chất béo lành mạnh, một chất dinh dưỡng đa lượng quan trọng. Sau đó, họ có thể ăn quá nhiều carbohydrate. Theo Edmundowicz, mặc dù kiểu ăn kiêng này không làm tăng mức cholesterol nhưng nó có thể dẫn đến tăng cân và gây nhiều căng thẳng cho hệ thống đường và tiểu đường.
Chế độ ăn kiêng cấp tốc có thể gây ảnh hưởng tương tự đến hệ thống tim mạch. Nghiên cứu đă chỉ ra rằng sự thay đổi đột ngột và quá mức trong thói quen ăn uống có thể dẫn đến suy giảm chức năng tim.
Edmundowicz kết luận: "Đi từ thái cực này sang thái cực khác thực sự không giúp ích ǵ".
2. Sự cô lập xă hội và cô đơn
Theo Tiến sĩ Rigved Tadwalkar, bác sĩ tim mạch tại Trung tâm Y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California, việc bị cô lập với những người khác cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 8% khi sống cô lập với xă hội và nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 5% khi họ sống một ḿnh. Đối với những người vừa trải qua sự cô lập xă hội vừa cô đơn, nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên 27%.
Theo Edmundowicz, sự cô lập với xă hội cũng có thể góp phần gây ra trầm cảm và trầm cảm dễ dẫn đến các yếu tố nguy cơ tim mạch như tăng huyết áp, lối sống ít vận động và thói quen ăn uống kém.
"Sự cô lập với xă hội là một vấn đề lớn và nó góp phần khiến sức khỏe tim mạch kém đi", Edmundowicz nói.
3. Sức khỏe răng miệng kém
Các vấn đề về răng - như nướu và sâu răng - có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn trong máu. Theo Tadwalkar, vi khuẩn trong miệng rất dễ di chuyển vào máu.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc thường xuyên làm sạch răng có liên quan đến kết quả sức khỏe tim mạch tốt hơn. Edmundowicz cho biết viêm nướu và sức khỏe răng miệng kém gây ra t́nh trạng viêm có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về tim như cholesterol cao hoặc vỡ mảng bám.
"Vệ sinh răng miệng tốt là quan trọng. Chúng tôi không thể nói chắc 100% rằng đánh răng và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày sẽ ngăn ngừa cơn đau tim, nhưng nó có thể làm giảm khả năng bị tổn thương của một người nếu họ có các yếu tố rủi ro tiêu chuẩn khác", Edmundowicz nói.
4. Một số loại thuốc và chất bổ sung
Một số loại thuốc đă được phát hiện có thể gây ra các vấn đề về tim mạch. Ví dụ, thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ư (ADHD) có thể kích thích hệ thần kinh và làm tăng nhịp tim, huyết áp. Các loại thuốc lợi tiểu, chẳng hạn như thuốc chống nội tiết tố Spironolactone, có thể làm giảm huyết áp. Ở những người bị huyết áp thấp tự nhiên, thuốc này có thể dẫn đến các triệu chứng như choáng váng và chóng mặt.
Tadwalkar nhấn mạnh điều này không có nghĩa là mọi người cần lo lắng về thuốc ḿnh dùng. Tuy nhiên, những người dễ mắc các vấn đề về huyết áp hoặc nhịp tim có thể phải cẩn thận với việc dùng thuốc. Bác sĩ sẽ xem xét lịch sử sức khỏe tim mạch của bạn trong khi t́m ra liều lượng phù hợp.
Thuốc bổ cũng có thể tác động đến tim, đặc biệt ở những người dùng vitamin và thảo dược bổ sung mà họ không thực sự cần. Theo Tadwalkar, các chất bổ sung có thể tương tác với nhiều loại thuốc được kê đơn và cũng có tác dụng phá hủy tim. Ông khuyên bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các thuốc bổ đang dùng để xác định xem chúng có ảnh hưởng đến tim mạch hay không.
5. Quá nhiều caffeine
Cà phê chứa caffeine nói chung an toàn và bảo vệ tim. Nghiên cứu cho thấy uống hai tách cà phê mỗi ngày mang lại lợi ích tim mạch lớn nhất.
"Nhưng quá nhiều cà phê có thể có tác động tiêu cực v́ nó làm tim đập nhanh, làm tăng nhịp tim, gây co mạch và tăng huyết áp. Và chắc chắn nếu bạn dễ bị rối loạn nhịp tim th́ caffeine ở liều lượng cao có thể gây ra điều đó", Tadwalkar nói.
Caffeine được coi là an toàn nếu dùng ở mức 300-400 miligam. Trên mức này, nó có thể gây ra hàng loạt tác động tiêu cực.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cà phê đă lọc có liên quan đến mức cholesterol tốt hơn cà phê chưa lọc. Tadwalkar cho biết: "Thường th́ chúng ta không liên kết cholesterol với cà phê, nhưng cà phê được lọc có hàm lượng cholesterol xấu ít hơn so với cà phê không lọc. Nói chung, cà phê càng đen càng tốt cho cơ thể".
6. Quản lư căng thẳng kém
Khi hệ thống chiến đấu hoặc bỏ chạy của cơ thể được kích hoạt thường xuyên, nó có thể gây viêm và giải phóng kéo dài các hormone gây căng thẳng như adrenaline. Theo Tadwalkar, những yếu tố này cùng nhau có thể gây ra các thay đổi sinh lư, bao gồm tăng huyết áp, cholesterol cao, béo ph́, kháng insulin và rối loạn nhịp điện.
Căng thẳng măn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ đông máu khắp cơ thể. Nếu cục máu đông h́nh thành trong động mạch vốn đă hẹp, nó có thể gây ra cơn đau tim. Tadwalkar nói: "Đây là lư do tại sao những người thường xuyên bị căng thẳng măn tính đôi khi sẽ bị đau tim".
Những tác nhân gây căng thẳng luôn ở xung quanh chúng ta và khó có thể thoát ra được. Tadwalkar, người khuyến nghị các hoạt động giảm căng thẳng như thiền, yoga, tập thể dục và các sở thích thú vị, cho biết v́ những tác nhân đó sẽ không biến mất nên điều quan trọng là phải học cách quản lư căng thẳng hiệu quả.
7. Ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Hầu hết mọi người cần ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm, và việc ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể góp phần gây ra các vấn đề tim mạch, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Vấn đề không chỉ là số lượng giấc ngủ mà c̣n cả chất lượng. Giấc ngủ tái tạo, chất lượng cao rất quan trọng để duy tŕ một trái tim khỏe mạnh. Giấc ngủ kém chất lượng có liên quan đến huyết áp cao, tăng cholesterol và xơ vữa động mạch (tích tụ mảng bám trong động mạch).
"Chúng tôi muốn mọi người ngủ ngon và trong khoảng thời gian dự kiến để thực sự bảo vệ trái tim của họ", Tadwalkar nói.