Trợ cấp cho các công ty bán dẫn là một vấn đề mới, có thể sẽ tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Theo các chuyên gia, đây cũng là điểm khác biệt giữa hai ứng viên Joe Biden và Donald Trump.
Bán dẫn trở thành trung tâm trong chính sách kinh tế của ông Joe Biden khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Với vai tṛ thiết yếu trong nhiều lĩnh vực từ tiêu dùng đến quân sự, chính quyền Biden xác định bán dẫn là ch́a khóa cho kế hoạch tạo việc làm, khôi phục ngành sản xuất và củng cố vị thế dẫn đầu công nghệ của Mỹ - những thông điệp tranh cử có thể giúp ứng viên của đảng Dân chủ tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ.
Tạo việc làm trong nước và khắc phục lỗ hổng an ninh quốc gia
Ngày nay, chất bán dẫn cung cấp năng lượng cho phần lớn cuộc sống hiện đại của chúng ta, từ điện thoại thông minh, xe cộ và vệ tinh đến thiết bị quân sự, trung tâm dữ liệu và trí tuệ nhân tạo tổng hợp.
Mặc dù chip bán dẫn được phát minh ở Mỹ nhưng hoạt động sản xuất hầu như đă chuyển sang nơi khác. Hầu hết chip bán dẫn cao cấp đều được sản xuất tại Đài Loan (Trung Quốc). Chỉ có khoảng 10% chip được sản xuất tại Mỹ và không có loại chip nào tiên tiến nhất. Ngay cả những siêu chip được thiết kế bởi Nvidia cũng được sản xuất ở nơi khác.
Một vấn đề với cơ cấu này là tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng toàn cầu. Alan Rae, Giám đốc Trung tâm Công nghệ tiên tiến và xuất sắc NYS tại Đại học Buffalo ở New York, cho biết thiên tai, đại dịch và các yếu tố con người như lệnh cấm vận và xung đột vũ trang có tác động lớn đến chuỗi cung ứng.
Trợ cấp lĩnh vực bán dẫn là điểm khác biệt giữa hai ứng viên tổng thống Mỹ năm 2024. Ảnh: CNN
Bởi vậy, sự phụ thuộc vào Đài Loan (Trung Quốc) đặc biệt đáng lo ngại với Mỹ, trong bối cảnh địa chính trị và việc ḥn đảo này vừa hứng chịu trận động đất trong ṿng 25 năm trở lại đây.
“Đài Loan sở hữu một hệ sinh thái hoàn chỉnh để sản xuất chip tiên tiến”, Rae, chuyên gia về sản xuất chất bán dẫn, cho biết. "Việc sao chép lại hệ sinh thái này sẽ tốn rất nhiều tiền và công sức nhưng không phải là không thể".
Mỹ quyết tâm sản xuất chip tiên tiến trong nước. Chính quyền Biden coi đây là một cách để tạo việc làm trong nước và khắc phục các lỗ hổng an ninh quốc gia.
Xây dựng ngành bán dẫn trong năm bầu cử
Từ đầu năm nay, Washington đă bắt đầu triển khai gói trợ cấp tài chính nhằm thúc đẩy lĩnh vực bán dẫn Mỹ. Tổng thống Biden lập luận chương tŕnh “CHIPS for America” đă củng cố nền kinh tế quốc gia và tạo ra nhiều việc làm công nghệ cao. Tiền đă bắt đầu chảy tới những công ty như GlobalFoundries, Microchip Technology và BAE System.
Vào tháng 3, ông Biden công bố khoản tài trợ trị giá 8,5 tỷ USD cho Intel có trụ sở tại Thung lũng Silicon để giúp hăng này xây dựng hoạt động sản xuất chip trên khắp 4 bang. Đây là khoản tài trợ lớn nhất cho đến nay và đi kèm với khoản vay bổ sung là 11 tỷ USD.
Đến tháng 4, một khoản tài trợ trực tiếp trị giá 6,6 tỷ USD khác và khoản vay 5 tỷ USD đă được công bố để TSMC xây dựng nhà máy tại Phoenix, Arizona. Công ty có kế hoạch đầu tư hơn 65 tỷ USD vào ba cơ sở sản xuất.
Một tuần sau, Chính phủ Mỹ công bố chi 6,4 tỷ USD cho Samsung của Hàn Quốc để mở rộng cơ sở hiện có và xây dựng hai cơ sở mới ở Texas. Công ty đă sản xuất tại Mỹ từ năm 1996, cũng hứa sẽ thành lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển tại bang này. Tổng cộng, công ty dự kiến sẽ đầu tư hơn 40 tỷ USD.
Bán dẫn trở thành một phần quan trọng trong chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Biden. Ảnh: EIU
Chưa dừng lại, Nhà Trắng cho biết Micron Technology, hăng sản xuất chip nhớ lớn nhất ở Mỹ, sẽ nhận trợ cấp 6,1 tỷ USD để xây xưởng sản xuất ở New York và Idaho. Điều đó sẽ nâng tổng số tiền trợ cấp liên bang lên hơn 33 tỷ USD và chỉ c̣n lại hơn 6 tỷ USD để đầu tư vào ngành. Ngoài các khoản trợ cấp và cho vay trực tiếp này c̣n có hàng tỷ USD tín dụng thuế được hứa hẹn để trang trải phần lớn chi phí xây dựng.
Tuy nhiên, theo John Mark Hansen, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chicago, “trí nhớ” của cử tri rất ngắn hạn. Việc đầu tư hàng chục tỷ USD vào một ngành công nghiệp duy nhất có thể sẽ không thu hút đủ lượng phiếu bầu, song thực tế cho thấy “một nền kinh tế mạnh sẽ mang lại lợi ích cho đảng của tổng thống đương nhiệm và ngược lại”.
Chip và Trung Quốc
Trong khi đó, Donald Trump, ứng viên đảng Cộng ḥa, cũng là đối thủ trực tiếp của Joe Biden trong cuộc đua vào Nhà Trắng, nhiều khả năng sẽ có cách tiếp cận khác đối với vấn đề trợ cấp cho lĩnh vực bán dẫn.
Vào năm 2017, khi c̣n đương nhiệm, ông Trump đă cho phép CEO Intel công bố dự án chip trị giá 7 tỷ USD từ pḥng Bầu dục, song không có khoản ngân sách hỗ trợ nào từ chính phủ.
Trợ cấp cho các công ty bán dẫn là một vấn đề mới, có thể sẽ tác động đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Theo các chuyên gia, đây cũng là điểm khác biệt giữa hai ứng viên Joe Biden và Donald Trump.
James Lewis, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với DW: “Nếu bạn hỏi người dân và chính quyền Obama vào năm 2015, liệu có cần chính sách trợ cấp chip hay không th́ câu trả lời sẽ là không”, bởi vậy đây là vấn đề hoàn toàn mới.
Ngoài ra, giới phân tích nhận định nếu “nhiệm kỳ thứ hai của Trump” trở thành hiện thực, nhiều khả năng các chính sách mà chính quyền Biden đang theo đuổi sẽ bị đảo ngược, bao gồm cả Đạo luật CHIPS, chẳng hạn như chi tiết về mục tiêu hỗ trợ và quy mô.
Ngay cả khi chính sách này được duy tŕ, lợi ích dành cho các công ty bán dẫn Hàn Quốc hầu như có thể giảm đi do có khả năng cao các khoản trợ cấp sẽ chủ yếu được cung cấp cho các công ty trong nước.
Đầu tháng 10 năm ngoái, Washington cho phép Samsung Electronics và SK Hynix đưa thiết bị bán dẫn có công nghệ Mỹ vào các nhà máy Trung Quốc mà không cần thủ tục hoặc thời hạn cấp phép riêng. Nếu Trump quay trở lại nắm quyền, những miễn trừ này có thể sẽ bị hủy bỏ.
"Nếu cựu Tổng thống Trump trở lại Nhà Trắng, mọi chuyện có thể sẽ khác", Bloomberg nhận định.