Vàng tại VN lên giá điên cuồng, người người đi mua trước tin Hồ tệ thành giấy "chùi đí***t"
Hôm 10/5 giá vàng miếng SJC tăng gần 3 triệu đồng/lượng, liên tiếp lên đỉnh cao kỷ lục mới 92,4 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất trong lịch sử của vàng trong nước tính đến thời điểm hiện tại. . Sau khi có tin thuế đề nghị mua vàng không được dùng tiền mặt cái là giá vàng tăng vùn vụt.
Chiều 10-5, giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc đá quư Sài G̣n (SJC) được niêm yết với giá bán ra ở mức 92,4 triệu đồng/lượng; giá mua vào là 90,1 triệu đồng/lượng, nhưng nhiều người vẫn xếp hàng chờ mua.
Như vậy, chênh lệch giữa giá trong nước và quốc tế lên hơn 30 triệu đồng/lượng.
V́ sao giá vàng 'điên loạn', bên cạnh các yếu tố bên ngoài?
Từ tháng 4/2024 Ngân hàng Nhà nước triển khai đấu thầu vàng miếng nhằm gia tăng nguồn cung, từ đó giúp b́nh ổn giá vàng trong nước và thu hẹp khoảng cách giá vàng so với thị trường quốc tế.
Tuy nhiên đến nay sau 5 phiên đấu thầu (3 phiên trong đó bị hủy), khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới lại có xu hướng gia tăng.
Hôm 8/5, Ngân hàng Nhà nước đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC, nhưng chỉ 3.400 lượng được bán ra, tương đương 20%.
Khi người dân thắc mắc phản ứng về việc giá vàng quá cao so với thế giời. Th́ nhà nước kêu sẽ can thiệp, và cách làm của nhà nước là đưa đi đấu giá - một kiểu làm không giống ai và đi ngược lại sự phát triển hiện đại. Để giờ chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và thế giới bị nới rộng, do gần đây các doanh nghiệp có xu hướng điều chỉnh nhanh hơn. T́nh trạng này diễn trong trong bối cảnh sau 4 phiên gọi thầu, Ngân hàng Nhà nước phải hủy 3 phiên.
Vậy là ơn đảng, ơn nhà nước, cách làm tuy ngáo ngơ khác nhau nhưng vẫn luẩn quẩn việc độc quyền và giá ngày càng cao hơn. Bởi khi vàng bị độc quyền, giá ngày càng cao, và mang theo suy nghĩ "cướp" vàng trong dân, ai là người có lợi nhất th́ đă rơ.
Linh Linh
Giá vàng miếng SJC đă tăng mạnh trong ngày sau khi thông tin hủy đấu thầu vàng miếng được đưa ra.
Trước đó, NHNN cho biết phiên đấu giá ngày 3/5 dự kiến sẽ đưa ra đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC vào lúc 9 giờ ngày 3/5. Người mua có thể đấu giá để mua từ 1.400 đến 2.000 lượng, với giá khởi điểm là 82,9 triệu đồng (hơn 3.263 USD)/lượng.
Biện pháp can thiệp thị trường bằng cách đấu thầu vàng miếng được NHNN đưa ra sau 11 năm, kể từ phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên được tổ chức vào năm 2013, giữa bối cảnh giá vàng tại Việt Nam liên tục tăng lên mức kỷ lục và chênh lệch quá cao so với thị trường thế giới.
Tuy nhiên, trong 4 phiên đấu thầu được tổ chức kể từ ngày 22/4, có đến 3 phiên bị hủy v́ chỉ có một đơn vị duy nhất bỏ phiếu dự thầu. Lần duy nhất đấu thầu thành công là vào ngày 23/4, với 7 ngân hàng thương mại và 4 doanh nghiệp dự thầu, nhưng cũng chỉ bán được 3.400 lượng vàng trên tổng khối lượng chào thầu là 16.800 lượng vàng, tương đương với 20% số lượng vàng chào thầu, cho hai đơn vị là Công ty SJC và ACB.
Nguyên nhân thất bại của việc đấu thầu được cho là do quy định đấu thầu c̣n nhiều điều kiện chưa hợp lư, chưa đảm bảo được việc hạn chế rủi ro cho các tổ chức tham gia, VTC News dẫn nhận định của ông Đinh Nho Bảng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng, cho biết.
Một số chuyên gia được báo Lao Động dẫn lời cho rằng việc đấu thầu với quy định mua tối thiểu 1.400 lượng vàng SJC và chỉ được đấu giá bằng hoặc cao hơn là một rào cản đối với doanh nghiệp, đồng thời cho biết thêm rằng ngay cả hai đơn vị đấu thầu thành công 3.400 lượng vàng SJC cũng lỗ so với mức họ mua vào.
Ông Huỳnh Trùng Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, đề nghị NHNN xem xét điều chỉnh khối lượng đấu thầu tối thiểu khoảng 400 - 500 lượng để thu hút nhiều người tham gia đấu thầu, TTXVN cho biết thêm.
Theo ghi nhận từ truyền thông Việt Nam, sau khi NHNN đưa ra biện pháp can thiệp bằng cách đấu giá, giá vàng miếng trong nước trong những ngày gần đây rơi vào t́nh trạng “diễn biến ngược chiều” so với thế giới. Trong lúc giá vàng trên thế giới đang có xu hướng đi xuống, giá vàng miếng trong nước lại liên tục xác lập kỷ lục mới, khiến khoảng cách so với thế giới càng nới rộng.
Để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công và tăng trưởng tín dụng 14,5% trong năm 2023, th́ tháng cuối cùng của năm 2023 toàn hệ thống ngân hàng cần phải t́m cách đưa hơn 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế. Đó là một nhiệm vụ bất khả thi.
Nền kinh tế đang chết yểu buộc Nhà nước phải bơm tiền, nhưng kéo theo đó sẽ gây ra lạm phát. Càng bơm tiền ra thị trường, đồng tiền càng mất giá, dân càng nghèo khổ.
Lại nhớ đến lời Tổng bí thư Lê Duẩn từng nói: ”Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản th́ sao lại là lạm phát mà sợ?” .
Cô Ba
Chính phủ Việt Nam đă bơm 24 tỷ USD để cứu SCB sau khi khách hàng ồ ạt tháo chạy khỏi ngân hàng này.
Việc bơm tiền cứu SCB là biện pháp “chẳng đặng đừng” để tránh sự sụp đổ mang tính hệ thống.
Liệu việc bơm tiền này có cứu được SCB không?
Bơm đến bao giờ?
Ai sẽ được trả tiền?
Theo đánh giá của chuyên gia, trong trường hợp xấu nhất mà SCB phải bán tài sản để trả nợ, th́ khả năng người gửi tiền cũng khó mà thu hồi được tiền.
“SCB cũng chẳng còn bao nhiêu tài sản để thanh lý. Do đó, ngoài bảo hiểm tiền gửi là khoản 125 triệu đồng th́ tôi nghĩ khả năng khách hàng nhận được phần tiền gửi c̣n lại là rất thấp,” Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Trong kinh tế học, khi bị lạm phát, người ta thường thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lăi suất, tăng dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng để giảm cung tiền lưu hành ngoài thị trường, giảm bong bóng do tăng trưởng nóng…
Nhưng khi kinh tế suy giảm, người ta hạ lăi suất hoặc bơm tiền ra thị trường để kích thích tăng trưởng, ngăn chặn suy thoái…
Cũng vậy, khi vừa bơm tiền số lượng lớn ra thị trường, vừa hạ lăi suất để tăng lượng tiền ra thị trường khi gửi tiền ngân hàng không c̣n hấp dẫn nữa… Là lúc nền kinh tế xuống sức trầm trọng…
Nếu bơm tiền không đủ lượng, không kịp thời, tăng trưởng GDP sẽ giảm, kinh tế sẽ suy thoái.
Nhưng nếu bơm tiền ra thị trường quá nhiều, gồm cả việc giảm mạnh lăi suất, có thể làm tăng tỷ giá, tăng giá vàng, tăng giá ngoại tệ khiến bóng ma lạm phát tràn về làm bệnh nặng hơn…?
Nguyen Khan
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4/2024 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ”, tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.
“SCB là một trong các ngân hàng có quy mô lớn, tổng tài sản lớn nên giải pháp để thực hiện và xử lư cũng đ̣i hỏi phải đủ vốn”, Tiền Phong dẫn lời Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nói tại buổi họp báo ngày 19/4.
Giải thích của đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được đưa ra vài ngày sau khi Reuters dẫn các nguồn tin riêng cho biết NHNN đă bơm 24 tỷ đô la để cứu SCB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài G̣n), là ngân hàng gặp nguy khốn trong vụ án Vạn Thịnh Phát – vụ lừa đảo tài chính lớn nhất tại Việt Nam.
“Nếu không cho vay, SCB sẽ sụp đổ. C̣n nếu tiếp tục cho vay, kho bạc quốc gia sẽ dần cạn kiệt”, nguồn tin của Reuters cho biết.
Đề cập đến vụ án Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan, trong đó bao gồm sai phạm của Ngân hàng TMCP Sài G̣n (SCB), ông Đào Minh Tú nói rằng quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là tất cả những sai phạm này do cá nhân gây ra.
Ông nói khi SCB rơi vào t́nh trạng khó khăn, mất cân đối thanh khoản và “khủng hoảng” vào tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước đă có giải pháp kịp thời và cần thiết để ổn định t́nh h́nh, đảm bảo hệ thống ngân hàng nói chung cũng như hệ thống tài chính của quốc gia.
Quan chức của NHNN không cho biết chính xác số tiền đă “bơm” để cứu SCB là bao nhiêu, nhưng Reuters trong bản tin độc quyền hôm 17/4 cho biết tính đến đầu tháng 4 này, NHNN đă bơm 24 tỷ đô la qua “các khoản vay đặc biệt” dành cho SCB, theo một trong những văn bản ngành ngân hàng mà Reuters được xem qua.
Liều thuốc bổ
“Tôi nghĩ rằng đây là chuyện làm đúng của Ngân hàng Nhà nước”, Tiến sĩ Khương Hữu Lộc, người có hai bằng tiến sĩ về Kinh Tế và Kế toán, Giáo sư Đại Học chương tŕnh Thạc sĩ MBA và đă là Giám đốc Kiểm toán và Giám đốc Tài chính (CFO) cho những tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ Fortune 500, đưa ra nhận định với VOA.
Theo giải thích của ông, khi NHNN bơm tiền vào cứu SCB, động thái này có tác dụng “trấn an” người dân để họ không ồ ạt rút tiền (bank run), dẫn đến sự sụp đổ của SCB và đề ra nguy cơ lớn cho cả hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, trong mắt giới đầu tư kinh doanh, biện pháp này vẫn chỉ là một “liều thuốc bổ” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, mà không có tác dụng “chữa trị” lâu dài.
“Cái lâu dài của Việt Nam không phải là chích thuốc bổ không mà là chữa bệnh như thế nào. Chữa bệnh bằng cách là số tiền này phải được tiêu xài với một hội đồng kiểm soát và điều chỉnh việc chi tiêu ở đâu, tái cơ cấu như thế nào và những điều này cần phải được đưa lên mạng, lên đài truyền h́nh… để dân chúng biết hệ thống tái cơ cấu như thế nào”, TS. Khương Hữu Lộc nói.
Ngoài ra, theo ông, c̣n “rất nhiều vấn đề” cần phải giải quyết để ổn định SCB, trong đó có việc xử lư đống nợ xấu vốn đă tồn đọng từ trước đó khi 3 ngân hàng được gộp lại.
NHNN Việt Nam đă đặt SCB dưới sự giám sát để ngăn chặn t́nh trạng rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng, gây ra bởi vụ bắt giữ bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan vào tháng 10/2022, người đă bị kết án tử h́nh vào tuần trước v́ vai tṛ của bà trong vụ gian lận tài chính trị giá 12,5 tỷ USD, vụ án về tài chính lớn nhất Việt Nam.
Theo TS. Khương Hữu Lộc, bên cạnh việc bơm tiền, những tài sản của bà Trương Mỹ Lan thuộc diện phải tịch thu th́ cần phải thu hồi ngay để có thể dùng làm tài sản “thế chân” cho gói cứu trợ 24 tỷ USD. Điều này sẽ có hai tác dụng: giữ cho khối tài sản không bị mất giá và NHNN có tài sản để bảo đảm. Chuyên gia kinh tế-tài chính có trụ sở tại Mỹ giải thích động tác này tương tự như chương tŕnh “too big to fail” vào năm 2008 tại Hoa Kỳ, khi chính phủ Obama đưa ra tài trợ hàng chục tỷ đô la nhưng sau đó đă thu lại cả vốn lẫn lăi.
“Too big to fail” là thuật ngữ chỉ các tổ chức tài chính ngân hàng có ảnh hưởng kinh tế đáng kể đến hệ thống tài chính quốc tế và nếu chúng thất bại có thể ảnh hưởng xấu đến kinh tế khu vực hay toàn cầu.
Ảnh hưởng ḍng đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc?
Theo Reuters, việc bơm 24 tỷ USD (khoảng 5,6% GDP) để cứu SCB không phải là một con số quá lớn so với mức chi trung b́nh mà các chính phủ lớn đă chi ra để giải cứu các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng động thái này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lư và niềm tin của các nhà đầu tư về tính bất ổn của kinh tế Việt Nam, giữa lúc tầm quan trọng của quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng tăng lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu khi các công ty t́m cách chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam để giảm rủi ro phụ thuộc vào Trung Quốc.
Hăng thông tấn Anh cho rằng đây giống như “lời cảnh tỉnh” đối với những người đă bỏ qua những tin đồn về chiến dịch chống tham nhũng gần đây hoặc những người nghĩ rằng khoản đầu tư của họ có thể được hưởng lợi nếu các quan chức cắt đứt mối quan hệ thân hữu giữa các tập đoàn lớn và nhà nước. C̣n những công ty vẫn quyết tâm đầu tư để tận dụng lao động giá rẻ tại Việt Nam th́ cần phải có “tinh thần thép”, theo Reuters.
TS. Khương Hữu Lộc lại có cái nh́n khác. Ông cho rằng chiều hướng dịch chuyển sản xuất và đầu tư vào Việt Nam của các tập đoàn quốc tế sẽ vẫn tiếp diễn mặc dù “họ đều biết về chuyện lũng đoạn, không phải chỉ SCB không mà c̣n những nơi khác, và cả chương tŕnh ‘đốt ḷ’”.
Ông giải thích: “Tại v́ trong viễn cảnh NHNN làm như vậy, làm cho các công ty như Samsung, Apple… hay những công ty về bán dẫn mà Hoa Kỳ muốn đưa về sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, trừ phi không làm ǵ cả và trường hợp này lan rộng ra. Thành ra đây là liều thuốc bổ cần thiết, nhưng liều thuốc chữa bệnh cần phải đi kèm theo”.
Một lư do khác có thể “giữ chân” các nhà đầu tư, theo TS. Khương Hữu Lộc, là v́ nhiều công ty đă đầu tư tại Việt Nam đều rất hiểu về t́nh trạng lũng đoạn, tham nhũng tại Việt Nam, “nhưng họ vẫn thấy rằng đầu tư tại Việt Nam vẫn có lợi hơn đầu tư ở Trung Quốc v́ những yếu tố rất phức tạp bên Trung Quốc”.
“Dĩ nhiên, đây là điều không tốt, nó làm cản trở, như chiếc xe bị rà thắng phần nào, nhưng nó không làm chiếc xe ngừng lại hay thụt lùi”, ông đưa ra ví dụ.
Cần tái cơ cấu hiệu quả, minh bạch
TS. Khương Hữu Lộc cho rằng giải pháp cốt lơi và cần thiết vẫn là một quy tŕnh tái cơ cấu hiệu quả và minh bạch, trong đó cần có sự tham gia của các tập đoàn, chuyên viên hàng đầu về lĩnh vực ngân hàng trên thế giới th́ may ra mới giải quyết được, theo khuyến nghị của ông.
TS. Khương Hữu Lộc nói thông thường tại Mỹ, để giải quyết vấn đề ngân hàng khủng hoảng như SCB, người ta thường chọn một trong hai giải pháp: để cho phá sản hoặc cứu trợ.
“Ở Hoa Kỳ th́ tùy trường hợp, trong thời gian 2008-2010, Hoa Kỳ để cho nhiều trường hợp ngân hàng tự khánh tận, nhất là những ngân hàng chuyên cho vay về địa ốc. C̣n những ngân hàng họ nghĩ là chính yếu “too big to fail” và có thể hệ thống dây chuyền th́ họ cứu văn, với tin tưởng là có thể cứu văn được th́ mới cứu”, TS. Khương Hữu Lộc cho biết thêm.
Tại buổi họp báo ngày 19/4, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đang có những giải pháp và chính sách kể cả luật hóa để can thiệp nhằm đảm bảo sự ổn định, trước hết cho ngân hàng yếu kém và sau là đến hệ thống các ngân hàng thương mại cũng như đảm bảo an ninh trật tự của xă hội.
Ông cho biết các khoản vay hỗ trợ cho SCB đă được luật định các điều khoản và thực hiện đúng các quy định cho phép, và sẽ có những rà soát để đảm bảo các biện pháp cho vay, thu nợ được xác định đầy đủ, rơ ràng trong đề án tái cơ cấu.
Chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngân hàng Nhà nước đă tỏ ra bất lực, trong việc b́nh ổn và kiểm soát giá vàng những ngày vừa qua.
VietNamNet ngày 10/5 đă giật title, “Giá vàng hôm nay 10/5/2024 tăng “điên loạn”, SJC lên đỉnh cao kỷ lục 92 triệu”. Đây là một hiện tượng hết sức bất thường, trước những nỗ lực “giải cứu” của nhà nước Việt Nam. Như vậy, chênh lệch giá vàng giữa giá trong nước và quốc tế, không những không giảm, mà c̣n tăng lên hơn 30 triệu đồng/lượng.
Đây là một vấn đề không hề đơn giản, mà Luật sư Trần Vũ Hải nhận xét rằng, “chênh lệch giá vàng 30 triệu/lượng, nếu bán 1 triệu lượng th́ người ta thu về 30.000 tỷ đấy”.
VietNamNet cập nhật những diễn biến “nhảy múa” của giá vàng trong nước và quốc tế, theo đó, có thể dễ dàng thấy rằng, có những thời điểm, giá vàng quốc tế chỉ ở mức tương đương 73,6 triệu đồng/lượng, th́ giá vàng Việt Nam đă thiết lập đỉnh trên 90 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, chốt phiên ngày 9/5, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 87,2 triệu đồng/lượng mua vào, và 89,5 triệu đồng/lượng bán ra. Qua ngày hôm sau, 10/5, giá vàng miếng SJC tăng gần 3 triệu đồng/lượng, liên tiếp lên đỉnh cao kỷ lục mới, là 92,4 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, cuối giờ chiều 9/5, trên thị trường quốc tế, giá vàng đảo chiều, tăng thẳng đứng, lên khoảng 2.350 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD của ngân hang, giá vàng thế giới tương đương khoảng 73,6 triệu đồng/ lượng, đă bao gồm thuế phí, thấp hơn khoảng 16 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước cùng thời điểm.
Một loạt câu hỏi được dư luận đặt ra, đó là: V́ sao, giá vàng lại “điên loạn” như vậy? Các yếu tố bên ngoài tác động đến việc này là ǵ? Tại sao, Chính phủ đă cho đấu thầu để can thiệp thị trường, nhưng giá vàng miếng SJC trong nước lại vẫn tăng? …v …v
Giới chuyên gia phân tích: Nguyên nhân của hiện tượng này là v́ chính quyền đă đưa ra giải pháp gấp rút để b́nh ổn thị trường vàng hiện nay. Theo đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép nhập khẩu vàng, gần 20 năm trước, đă tạo điều kiện cho thị trường vàng vận động theo cơ chế thị trường, là cách làm đột phá của thời kỳ đổi mới.
Giải thích lư do v́ sao, càng đấu thầu th́ giá vàng SJC càng tăng, theo VietNamNet, ông Huỳnh Trung Khánh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn của Hội đồng vàng thế giới tại Việt Nam, cho hay:
“Qua 5 cuộc đấu thầu vàng miếng SJC, chỉ 2 phiên có đơn vị trúng thầu với tổng số 6.800 lượng. Từ kết quả đó, cho thấy rằng, nguồn cung vàng hạn chế, trong khi nhu cầu vẫn nhiều, đến vài chục ngh́n lượng mỗi tháng.”
Bên cạnh đó, do dự báo giá vàng thế giới từ nay đến cuối năm vẫn có khả năng tăng lên mức 2.500 – 2.600 USD/ounce, nên người dân vẫn dồn tiền để mua vàng tích trữ. Điều đó đă dẫn đến t́nh trạng, cung không đủ cầu, nên giá mỗi ngày một tăng cao.
Vẫn theo VietNamNet, chuyên gia kinh tế Vũ Đ́nh Ánh cho rằng:
“Mục tiêu mang đấu thầu vàng chỉ là một công cụ, c̣n nhiều công cụ khác nữa. Và kéo giá th́ kéo đi đâu, kéo về sát giá thế giới, đang ở khoảng 70 – 71 triệu đồng/lượng, hay mục tiêu chỉ chênh với giá thế giới 5 triệu đồng/lượng? Mục tiêu phải rơ ràng!”
Bên cạnh đó, ông Ánh cho rằng, từ trước đến nay, nhà nước chỉ nói thiếu cung, nên giá vàng SJC tăng. Nhưng đến khi đấu thầu tăng cung, th́ kết quả cho thấy, thị trường không cần nguồn cung này nữa. Liệu có vấn đề, vàng SJC lên chỉ là để tạo điều kiện tiêu thụ vàng nhẫn hay không?
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long – nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, thuộc Bộ Tài chính, cho biết, đấu thầu vàng đều chỉ bán được 20%, “ế” đến 80%, nên lượng cung vào thị trường c̣n quá ít. Chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới tăng cao, v́ cung – cầu mất cân đối.
Theo chuyên gia này, bất ổn của thị trường hiện nay là việc giá vàng trong nước cách xa so với giá thế giới. Điều này gây ra một số hệ lụy, như, buôn lậu vàng gia tăng, làm “chảy máu” ngoại tệ, thất thu thuế, môi trường kinh tế không lành mạnh… Từ những bất ổn này dẫn tới ảnh hưởng đến nền kinh tế.
Trên mạng xă hội có nhiều ư kiến nghi ngờ, phải chăng, có sự thao túng của “thương lái TrungQuốc”. Theo đó, “có thông tin bọn Trung Quốc gom vàng, để đẩy giá vàng tăng dựng đứng. Nếu đây là sự thật th́ thương lái Tàu kiếm bộn tiền, và đẩy kinh tế Việt Nam vào sự hỗn loạn.”.
Xin nhắc lại, trong công điện của Thủ tướng và những văn bản gần đây của Chính phủ, đều yêu cầu phải b́nh ổn thị trường vàng, trong đó có giảm bớt sự chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Thế nhưng, hiện nay, giá vàng SJC vẫn lên, chênh lệch thế giới c̣n lớn hơn trước, lên đến trên dưới 30 triệu đồng/lượng, là điều hết sức bất thường.
Thị trường vàng đảo điên, Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng để b́nh ổn, giá vàng càng tăng điên rồ.
Các cụ b́nh luận: Quản lư Nhà nước loạn đao pháp, bị nhóm lợi ích thao túng, ḷ củi như thế mà chúng nó không sợ.
Ông Minh không nghĩ như vậy, ông nói:
- Chuyện này không nên nghĩ theo xu hướng nhóm lợi ích, đích thị đây là lợi ích Nhà nước. Chỉ có điều lợi ích Nhà nước bằng cách “vặt lông” có hệ thống thông qua chính sách được chỉ đạo, cho nên không dính dáng đến chuyện “đốt ḷ”
Có bốn thứ Nhà nước độc quyền đó là: Đất đai, xăng dầu, điện nước, thêm vào đó là vàng.
Cả bốn thứ này bị dân kêu ca nhiều nhất, tham nhũng, tiêu cực mạnh nhất…
Chính sách độc quyền- Nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn nạn lại không hề thay đổi, v́ thay đổi ngân sách Nhà Nước teo tóp mất nguồn thu, đồng nghĩa với cả hệ thống chính trị ngừng hoạt động.
Lấy ví dụ về chuyện đấu thầu vàng.
Càng đấu thầu giá vàng càng tăng, thủ tướng chính phủ chỉ đạo “xử lư nghiêm việc thao túng giá vàng, kiểm tra khẩn trương thị trường vàng” … rơ ràng thủ tướng không bắt đúng bệnh, chính xác kẻ thao túng vàng chính là nhà nước.
Thủ tướng biết cả nhưng chỉ đạo vu vơ cho qua chuyện, thủ tướng chẳng dám thay đổi, và cũng chẳng thay đổi được chính sách, mọi việc “Nguyễn y Vân” là đúng thôi.
Giá Sàn của NHNN đưa ra đă cao hơn giá thế giới đến 10 triệu đồng/lượng, doanh nghiệp trúng thầu phải có giá chào cao nhất, doanh nghiệp bán ra cho người tiêu dùng cộng thêm các chi phí và lợi nhuận nên giá vàng trên thị trường cao hơn giá thế giới đến gần 18-20 triệu/lượng là điều tất nhiên.
Chính v́ thế, càng đấu thầu giá vàng càng tăng, NHNN vẫn tiếp tục đấu thầu, một điều dễ thấy là ngân sách nhà nước thu được càng lớn. Không có ǵ thu ngân sách dễ và nhanh bằng cơ chế độc quyền.
Dân bị vặt lông vẫn cứ như con thiêu thân nhảy vào, nói “Dân giàu nước mạnh” là nói sai, “Nước mạnh, dân nghèo” mới đúng bản chất của nó.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.