Khủng hoảng khí hậu đă khiến nhiệt độ tăng vọt ở khắp châu Á, từ Gaza cho đến Manila.
Các nhà khoa học nhận thấy khủng hoảng khí hậu chính là nguyên nhân chính của đợt nắng nóng kỷ lục ở Philippines vào tháng 4. Ảnh: Anadolu.
Các nhà khoa học nhận thấy khủng hoảng khí hậu chính là nguyên nhân chính của đợt nắng nóng kỷ lục ở Philippines vào tháng 4. Nhiệt độ trên 40 độ C xảy ra khắp châu Á vào tháng 4 làm nhiều người chết, nhiều quốc gia thiếu nước, mất mùa và nhiều trường học phải đóng cửa.
Nghiên cứu cho thấy khả năng nhiệt độ khắc nghiệt xảy ra cao gấp 45 lần so với b́nh thường ở Ấn Độ và gấp 5 lần ở Israel, Palestine. Các nhà khoa học cho biết nhiệt độ cao đă làm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng trầm trọng.
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy xu hướng nóng lên toàn cầu là một trong những nguyên nhân của các hiện tượng thời tiết cực đoan khắp thế giới. Theo thống kê, mức nhiệt trung b́nh của Trái Đất hiện cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Cuối tháng 3, một đợt nắng nóng “phi thực tế” đă tấn công Tây Phi và Sahel với nhiệt độ cao nhất trong ngày lên đến 48,5 độ C làm nhiều người thiệt mạng.
Những ca tử vong do nắng nóng khắc nghiệt ít được ghi nhận ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu trong hai thập kỷ vừa qua cho thấy hàng triệu người đă thiệt mạng v́ nhiệt độ cực đoan. Tại châu Âu, số ca tử vong v́ nhiệt độ cũng tăng 25% trong ṿng 10 năm.
Các nhà khoa học cảnh báo điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra trong tương lai. Nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C, sóng nhiệt tàn khốc sẽ lặp lại theo chu kỳ 2-3 năm/lần ở Philippines và 5 năm/lần ở Irael, Palestine cùng các nước lân cận.
Gần đây, hàng trăm nhà khoa học về khí hậu đă chia sẻ với The Guardian rằng họ dự kiến nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,5 độ C nếu thế giới không hành động để giảm thiểu năng lượng hóa thạch.
“Từ Gaza đến Manila, người dân đang đau khổ v́ nắng nóng. Số người thiệt mạng v́ nhiệt độ cũng tăng vọt ở châu Á trong tháng 4”, TS Friederike Otto, thành viên của nhóm nghiên cứu World Weather Attribution (WWA - Tạm dịch: Nghiên cứu Thời tiết Toàn cầu), cho biết.
“Khí thải từ dầu mỏ, khí đốt và than đá đă làm nhiệt độ tăng cao đáng kể. Vấn đề này đă làm nhiều người thiệt mạng”, TS Otto nói thêm.
“Sức nóng tàn khốc đă làm cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza ngày càng trầm trọng. Người dân ở đây vốn đă bị hạn chế trong việc tiếp cận với thực phẩm, nước uống và dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Giờ đây, họ c̣n phải chen chúc trong những căn hầm trú ẩn đông đúc, nóng bức hoặc sống ở môi trường ngoài trời nguy hiểm, nhiệt độ cực cao”, ông phân tích.
Nỗi oan của El Nino
Nghiên cứu của WWA đă kiểm tra ba khu vực phải chịu nắng nóng cực độ vào tháng 4. Xu hướng nóng lên toàn cầu đă khiến nhiệt độ tăng thêm 1,7 độ C ở Israel, Palestine, Syria, Lebanon, Jordan và tăng thêm 1 độ C ở Philippines - quốc gia có 4.000 trường học phải đóng cửa v́ nắng nóng.
Nghiên cứu của WWA khảo sát ở Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar, Lào, Việt Nam, Thái Lan và Campuchia. Các nhà khoa học đă sử dụng dữ liệu thời tiết và mô h́nh khí hậu để xác định khả năng các đợt nắng nóng cực đoan có thể tiếp diễn hay không.
Kết quả, họ xác định hiện tượng El Nino, dù làm tăng nhiệt độ toàn cầu, tác động rất ít đến khả năng gia tăng các đợt nắng nóng. “Biến đổi khí hậu là yếu tố quyết định sự h́nh thành của nhiệt độ cực đoan”, TS Otto cho biết.
“Châu Á có một số thành phố lớn và phát triển nhanh nhất thế giới”, nhà nghiên cứu Pereira Marghidan cho biết. “Quá tŕnh đô thị hóa nhanh chóng này đă dẫn đến sự phát triển không có kế hoạch, bê tông hóa diễn ra trên diện rộng và làm thu hẹp không gian xanh ở nhiều thành phố”.
Bà cho biết những người lao động ngoài trời như nông dân, người bán hàng rong là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Nghiên cứu cho thấy các quốc gia cần phải nhanh chóng cải thiện các chương tŕnh an sinh xă hội và đối phó với sóng nhiệt cực đoan.
Theo thống kê của The Guardian, có hàng trăm nghiên cứu cho thấy t́nh trạng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân chính của các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong năm nay. “Nếu thế giới không thực hiện những 'bước đi lớn' để giảm khí thải và giữ nhiệt độ nóng lên ở mức 1,5 độ C, nhiệt độ cực cao sẽ làm các quốc gia châu Á gặp khủng hoảng”.
VietBF@ sưu tập